Ở quê nhà cứ mỗi tháng 3 về là thấy râm ran chuẩn bị tổ chức kỷ niệm
ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 1/4. Nhớ xưa thời chiến TCS có làm bài
"Hát trên những xác người", chẳng biết là ai hát, giờ đây khi đã mất đi
ngoài biết bao những người tiếc thương TCS, vẫn còn một số người
"Hát trên một xác người" để kiếm tiền và kiếm danh, rất lộ liễu và
dường như những người đó, ngoài những cụng ly trong tiệc rượu, chẳng biết quái gì nhiều về TCS, một TCS luôn gắn liền với 1 thế hệ TCS, một thế hệ chứa nhiều nội hàm đặc biệt.
Mãi đến giờ mới biết website Gác Trịnh, cũng biết căn nhà ngày xưa của nhạc sĩ giờ được làm nơi lưu niệm, ai nghĩ ra điều nầy cũng hay chỉ không biết có lường trước không, dãy chung cư đã quá cũ và thiếu thẩm mỹ lại nằm trên 1 vị trí khá đắc địa e sẽ không tồn tại được lâu. Nghĩ cũng lạ, người nhạc sĩ tài hoa rất nghiêm túc trong đời sống kể cả lúc ăn chơi lẫn âm nhạc lại mất vào ngày "Cá tháng Tư", ngày cả thế giới được quyền nói dối, nói đùa và nhớ lại từ lâu lắm một kỷ niệm nói đùa nho nhỏ của TCS.
Cuối Hạ 75, nhà thằng bạn, hồi đó cũng là người yêu của một em gái TCS, cũng ở lầu 1 chung cư Gác Trịnh, đi qua nhà TCS nhà nó sát cạnh, mấy lần trước đến chơi thấy nhà đóng cửa im lìm, một chút buồn buồn, căn nhà ngày xưa có đến mấy lần lúc nào cũng đầy ắp người và tiếng cười của Bà và 5 người con gái. Một buổi trưa nóng, cái nóng rợn người của Huế, có hẹn đến nhà nó, ngang qua thấy nhà TCS cửa mở toang nhìn vào chẳng thấy ai. Gặp nó hỏi mới biết TCS đã về đây. Hai đứa qua thăm, đứa chào anh, đứa chào chú. Một thoáng ngạc nhiên, lần đầu tiên mới thấy TCS ngồi một mình, mặt mệt mỏi, không có chiếc kiếng cận làm đôi mắt sâu và buồn lắm, quần dài lại mặc áo "mi-dô" (maillot), xưa nay toàn thấy áo quần bảnh bao, lúc nào cũng có bạn bè vây quanh. Vừa hỏi han lại dường như đọc được ý nghĩ của mấy đứa, TCS cười xòa, một nụ cười đẹp, vầng trán và nụ cười, một tĩnh một động, là nét đẹp nhất của TCS, nói: Nóng quá, hôm qua chú là Trần( ở trần) Công Sơn, hôm ni đỡ hơn thành Mai Công Sơn. Chuyện rất nhỏ và đơn giản, nhưng mãi sau nầy mới biết đó là thời gian TCS về Huế bị buộc phải đi lao động quanh những huyện ngoại thành, một chuyện nghe tưởng như nói đùa với những ai biết rõ TCS, người chỉ ôm đàn hay tay cầm ly rượu và luôn có cung cách lịch sự chỉnh chu như một quý tộc Parisien.
Giờ ngồi hình dung TCS ở trần hay mặc maillot, tự dưng lại nhớ lời nhạc "thôi về đi, đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa, ôi phù du..." Ừ thôi chú về là khỏe, đường trần đâu có gì, có biết không nơi "trần gian ở trọ" nhiều kẻ đang lột trần chú hằng năm.
Mãi đến giờ mới biết website Gác Trịnh, cũng biết căn nhà ngày xưa của nhạc sĩ giờ được làm nơi lưu niệm, ai nghĩ ra điều nầy cũng hay chỉ không biết có lường trước không, dãy chung cư đã quá cũ và thiếu thẩm mỹ lại nằm trên 1 vị trí khá đắc địa e sẽ không tồn tại được lâu. Nghĩ cũng lạ, người nhạc sĩ tài hoa rất nghiêm túc trong đời sống kể cả lúc ăn chơi lẫn âm nhạc lại mất vào ngày "Cá tháng Tư", ngày cả thế giới được quyền nói dối, nói đùa và nhớ lại từ lâu lắm một kỷ niệm nói đùa nho nhỏ của TCS.
Cuối Hạ 75, nhà thằng bạn, hồi đó cũng là người yêu của một em gái TCS, cũng ở lầu 1 chung cư Gác Trịnh, đi qua nhà TCS nhà nó sát cạnh, mấy lần trước đến chơi thấy nhà đóng cửa im lìm, một chút buồn buồn, căn nhà ngày xưa có đến mấy lần lúc nào cũng đầy ắp người và tiếng cười của Bà và 5 người con gái. Một buổi trưa nóng, cái nóng rợn người của Huế, có hẹn đến nhà nó, ngang qua thấy nhà TCS cửa mở toang nhìn vào chẳng thấy ai. Gặp nó hỏi mới biết TCS đã về đây. Hai đứa qua thăm, đứa chào anh, đứa chào chú. Một thoáng ngạc nhiên, lần đầu tiên mới thấy TCS ngồi một mình, mặt mệt mỏi, không có chiếc kiếng cận làm đôi mắt sâu và buồn lắm, quần dài lại mặc áo "mi-dô" (maillot), xưa nay toàn thấy áo quần bảnh bao, lúc nào cũng có bạn bè vây quanh. Vừa hỏi han lại dường như đọc được ý nghĩ của mấy đứa, TCS cười xòa, một nụ cười đẹp, vầng trán và nụ cười, một tĩnh một động, là nét đẹp nhất của TCS, nói: Nóng quá, hôm qua chú là Trần( ở trần) Công Sơn, hôm ni đỡ hơn thành Mai Công Sơn. Chuyện rất nhỏ và đơn giản, nhưng mãi sau nầy mới biết đó là thời gian TCS về Huế bị buộc phải đi lao động quanh những huyện ngoại thành, một chuyện nghe tưởng như nói đùa với những ai biết rõ TCS, người chỉ ôm đàn hay tay cầm ly rượu và luôn có cung cách lịch sự chỉnh chu như một quý tộc Parisien.
Giờ ngồi hình dung TCS ở trần hay mặc maillot, tự dưng lại nhớ lời nhạc "thôi về đi, đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa, ôi phù du..." Ừ thôi chú về là khỏe, đường trần đâu có gì, có biết không nơi "trần gian ở trọ" nhiều kẻ đang lột trần chú hằng năm.