Lang thang trên mạng

 

Rượu đế và những khả năng khác

bởi Trần Minh Khôi vào ngày 3 tháng 1 2012 lúc 6:47 ·
(Từ New Year đến Tết sẽ không nghĩ/viết/nói/bàn chuyện bao đồng. Chỉ bàn chuyện ăn và uống thôi. Hehe...)
 (I)
Việt Nam có hai thứ mà tôi ít biết đến nhất. Phụ nữ và rượu.
 Trước một người phụ nữ, bất cứ ở xứ nào, ở đâu, tình cờ gặp ở sân bay, ở các conferences, trade shows, trong các quán bar, trên sân golf, ở foolball stadiums, ở những nơi làm việc,… tôi thường không gặp khó khăn gì trong việc bắt đầu một câu chuyện với họ. Họ luôn cho tôi cảm giác thân thuộc nào đó của những mối bận tâm chung trong cái khoảng khắc gặp gỡ tình cờ để câu nói mở đầu bâng quơ của tôi không trở nên miễn cưỡng lắm.
 Tôi không có cảm giác thân thuộc đó ở những người phụ nữ Việt Nam (ở Việt Nam và cả ở nước ngoài). Họ luôn luôn là những bí ẩn. Tôi hoàn toàn không đoán được họ đang nghĩ gì, họ bận tâm đến điều gì. Thường thì tôi chỉ im lặng, có khi hàng giờ đồng hồ như có lần ngồi trên máy bay từ Narita về Tân Sơn Nhất chẳng hạn, thay vì nói điều gì đó mà tôi biết chắc là ngớ ngẩn. Tôi là người nhiều chuyện. Tôi có thể tám bất cứ chuyện gì với bất cứ ai. Cái khó là thường tôi không biết mở đầu như thế nào với họ. Nhưng thôi, chuyện đó để đó mai mốt nói. Cái note này là để nói về một thứ khác của Việt Nam mà tôi cũng biết rất ít. Rượu.
 Kinh nghiệm của tôi với rượu Việt Nam cũng chỉ loanh quanh thứ rượu mì (sắn) mà ngày xưa người ta thường nấu (lậu) ở các vùng quê Bình Thuận. Hồi đó lâu lâu trong xóm lại nghe chuyện có người chết vì uống quá nhiều một thứ rượu có tẩm thuốc rầy (người ta tẩm thuốc rầy, một loại thuốc trừ sâu, để làm rượu không vẩn đục). Rượu gạo và rượu nếp thì tết nhất mới có uống. Say cũng nhiều, nhưng nhớ nhất là lần say rượu ở cái quán lá của chị Ngọc Lành. Hôm đó đám bạn uống rượu với nước mưa. Vào Sài Gòn tôi có nghe nói đến rượu Cải Lý nấu từ mía nhưng tôi chưa bao giờ được thử qua.
 Những lần về sau này tôi vẫn chưa được uống lại rượu Việt Nam. (Nghi ngờ đám bạn bè của mình ở Việt Nam không biết uống rượu đế nữa.)  Thỉnh thoảng tôi được nghe ai đó nói về một loại rượu ở đâu đó rất ngon. Anthony Bourdain, trong chương trình đầu tiên của anh về Việt Nam, cũng có thử qua một loại “rice wine” ở một quán trên Tây Nguyên mà anh khen ngon. O.H.Đ có lần kể tôi nghe về một  lò rượu của một bà già ở Nam Định, nấu từ một loại gạo địa phương, rất đặc sắc. Hôm qua ở nhà sư huynh LVH, sư huynh LNĐ cũng có nhắc đến một thứ rượu gạo ngâm bồ đào chôn dưới đất 100 ngày, ngon lắm.
 Những người khen rượu ngon này cũng không diễn tả được cái ngon của chúng. Mỗi lần nghe như vậy tôi cố gắng hình dung nhưng thú thật tôi không hình dung ra được chúng ngon như thế nào. Ký ức rượu mì của hai mươi năm trước không giúp gì được cho tôi. Khi nghe ai đó nói về cái ngon của một chai scotch single malt hay một chai bourbon, tôi có thể hình dung ngay chúng ngon như thế nào. Tôi có đủ ngôn ngữ để diễn tả hương vị, đủ sự thân thuộc để liên tưởng đến cá tính của chúng. Những cái ngon (hay không ngon) này có đủ các yếu tố đo lường khách quan để những nhận xét về chúng có thể chia sẻ được. Cái ngon của rượu Việt Nam không như thế. Đó là cái ngon bí ẩn. Tôi chưa được gặp một người Việt Nam nào có đủ ngôn ngữ, hoặc kinh nghiệm, hoặc đam mê, để diễn ta cái ngon của rượu Việt Nam một cách khả tín. Thỉnh thoảng cái ý tưởng này thoáng qua đầu tôi: có lẽ tiếng Việt chưa đủ trưởng thành để diễn ta rượu Việt Nam ngon thế nào. Chịu thôi. Tôi không hiểu rượu Việt Nam, như vẫn không hiểu phụ nữ Việt Nam vậy. Với cả hai, sự bí ẩn còn nguyên vẹn.
 Trong tất cả những thứ tôi đã đọc, có lẽ Kim Dung là người đã mô tả về rượu sành điệu nhất. Người tình Nhậm Doanh Doanh biết Lệnh Hồ Xung sắp chết. Nàng sắp đặt cho các kỳ nhân Ma giáo tiếp rượu cho anh chàng, đủ các loại rượu danh trấn giang hồ, trên suốt chặng đường về Lạc Dương. Tôi không tìm thấy trong thế giới chữ nghĩa phương tây có đoạn văn nào giống đoạn văn này trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Có lẽ tình yêu với rượu trong tôi nảy nở từ đó. Rất lâu sau này, tôi nhận ra rằng, như cái hay của khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ vậy, cái ngon của các loại rượu của Kim Dung là cái ngon mơ tưởng. Có lẽ vì tôi đọc Kim Dung bằng tiếng Việt.
 Hình như luôn tồn tại một khoảng cách giữa ngôn ngữ và nhận thức trong tiếng Việt (vâng, là giữa ngôn ngữ và nhận thức. Giữa ngôn ngữ và thực tại là cái hố thẳm không vượt qua được rồi). Chúng ta đối diện với sự ngạc nhiên, nhưng thường là chưng hửng, giữa cái được mô tả và ngôn ngữ dùng để mô tả chúng. Nghe Jason Pyle mô tả cái ngon của một chai Jack Daniel’s Single Barrel bạn khó mà có thể liên tưởng đến cái gì khác cái mà anh đang nói đến, ngay cả khi bạn không đồng ý. Nghe một người khen một bình đá bạc ngon bạn không có lựa chọn nào khác hơn là đuổi theo mơ mộng của mình và đợi đến một ngày đẹp trời nào đó được uống một cốc đá bạc chắc chắn hoàn toàn khác. Cái khoảng cách này nuôi dưỡng huyền thoại. Nó na ná như thứ huyền thoại của khúc nhạc Tiếu Ngạo Giang Hồ. Biết có đâu đó nhưng không bao giờ tìm thấy. Chúng ta nuôi dưỡng huyền thoại cho nhau.
 Cho đến khi ngôn ngữ đủ trưởng thành để đem huyền thoại ra khỏi tâm thức. Hoặc cho đến khi rượu đủ ngon để trở về với cái-ngon-có-thể-mô-tả-được của đời thường. Hoặc cả hai.
(II)
Theo định nghĩa, rượu gạo Việt Nam là whiskey. Tất cả những thứ rượu làm từ lương thực lên men (gạo, bắp, barley,…) đều có thể được gọi là whiskey. Con người sinh ra đã là người nhưng để thành người thì phải đi qua một giai đoạn lớn lên và trưởng thành. Whiskey cũng thế. Để trở thành whiskey, các thứ rượu này, sau giai đoạn chưng cất, phải được nuôi dưỡng để lớn (aging) và trưởng thành (maturing) trong các thùng oak trong một thời gian nhất định. Nếu ở Scotland thì thời gian đó ít nhất là ba năm.
 Rượu gạo Việt Nam thường được dùng để uống ngay, hoặc nếu có “ngâm” thì chúng được ngâm với các loại “thuốc” như rễ cây, mật gấu, hay cao hổ. Tôi không biết có loại rượu gạo nào được ngâm với thứ gì trong một khoảng thời gian dài năm, mười, hoặc hai mươi năm để chúng lớn và trưởng thành như các loại whiskey ở Mỹ, Canada, Ireland, Scotland, hay ở Nhật. Khẩu vị có thể khác nhưng sự dạn dày từng trải của một ly rượu tu luyện hai mươi năm trong bóng tối của thùng oak có thể khuất phục bất cứ một ly rượu mới ra lò nào, dù nó được ngâm với thứ cao hổ cốt hiếm đến đâu.
 Single malt (Scotland) hay bourbon (Mỹ) đều là whiskey nhưng chúng được sản xuất bởi những quy trình nghiêm ngặt. Tennessee whiskey thì không phải chịu sự chi phối của những quy trình như thế. Miễn sao chúng được sản xuất ở tiểu bang Tennessee thì chúng được gọi là Tennessee whiskey. Quy trình nào đi nữa thì vẫn có dùng để sản xuất Vietnamese whiskey. Tại sao không?
 Hương vị cuối cùng của một ly whiskey phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồn nước ở nơi chưng cất, nhưng quan trọng nhất vẫn là thời kỳ lớn và trưởng thành trong thùng oak. Mùa hè, thùng oak nở ra, rượu thấm vào các thớ gỗ của nó. Mùa đông các thớ gỗ co lại, trả rượu về lại trong thùng. Tiến trình này lập đi lập lại vài năm hoặc vài chục năm. Rượu chứa trong thùng được tôi luyện và dạn dày theo năm tháng. Hương vị và màu sắc cũng đến từ quá trình tôi luyện này. Single malt và các loại whiskey ở Ireland không dùng thùng oak riêng của chúng mà dùng các thùng oak đã dùng qua, mua lại từ Mỹ và Tây Ban Nha. Bourbon và các loại whiskey ở Mỹ thì chỉ dùng những thùng oak mới, được đóng từ gỗ white oak vừa được khai thác, đi qua một công đoạn đốt cháy (char) đặc thù của từng lò rượu. Các thùng oak này được dùng một lần rồi bán lại cho các lò rượu whiskey ở Scotland và Ireland.
 Đến đây chắc bạn cũng đã đoán ra được quy trình tôi luyện một ly rượu Vietnamese whiskey mà tôi có ý đề nghị ở trên. Cái chúng ta cần, có lẽ, không phải là một quy trình kỹ thuật mà chính là sự kiên nhẫn và một tâm thức.
 Một ly rượu mới ra lò có lẽ có cái mãnh liệt của nó, tôi hình dung thế. Nhưng một ly rượu whiskey cũng có cái mãnh liệt đó và có hơn nữa. Nó có cái thuần thục và thách đố, nó có sự chính chắn và ngọt ngào, có sự quyến rũ và từng trải mà chỉ năm tháng mới có thể đem lại.
 Câu hỏi cuối cùng có lẽ vẫn là: tại sao Vietnamese whiskey? Câu trả lời của tôi, tại sao không? Cái ý tưởng được ngồi nhìn một ly rượu thon thả, óng ánh cái sắc vàng của buổi chiều cao nguyên ở Liên Khương, nấu từ loại gạo của một cánh đồng ngập nước ở miền Tây, chưng cất bởi dòng nước từ một con suối chảy qua những núi đá vôi nào đó ở đất Bắc, tu luyện hai mươi năm ở Sa Pa (nơi có nhiệt độ mùa đông đủ lạnh) trong một thùng oak bourbon từ Tennessee,… với tôi là một ý tưởng quyến rũ không kém bất cứ ý tưởng nào.
 Rượu như rượu whiskey, như tình bạn vậy, là những gì còn lại khi năm tháng đi qua.

  (III)

 (Viết đoạn “foreword” này cho cái note khác giờ viết lại thì mệt quá, ném đại nó vào đây luôn. Nếu không có hứng thú thì cứ scroll down tới đoạn phía dưới:)
 A foreword:
 I wrote this note in the comfort of my living room, using the information readily available from googling around the Net. Please don’t take it too seriously…hehe :) I’ve never got a change to taste these spirits, never been in places mentioned here. I just dream it out loud. By the virtue of being American, I am a professional dreamer; I dream things to executable details.
 I make wine, mostly from old vine zinfandel grapes from Napa Valley sold in the famous Italian store down in the Strip every year late in the Fall. My Godparents are second-generation Italians. Their parents, migrated to the States from northern Italy in the early years of the last century, made wine the old fashion way. By the time this art was passed on to me, things were kindda different; we don’t clean our feet and step on the grapes in a big oak barrel anymore.
 I’ve been making wine for about six, seven years now. My wine, from my own positively-biased, and my friends’ rather flattering, judgment, is ok. Drinkable, and definitely “say”-able. Few years back, I took time to sit down and map out a detail plan to build a winery in Đà Lạt. I mean a detail plan, everything from the cost of shipping grapes from Napa to bottling. It’s been, and still is, a dream of my life to open a “quán rượu”, which sells my own wine and liquors, in that place. (Why Đà Lạt? I have no freakin’ clue. It’s just a dream. Who cares:) I’ve even carved out a name for it, Quán Phong. (It will also be written in Chinese with the wood radical, 楓館,so people know Phong as “maple”, not “wind”.)
 All along, I’ve been keeping my eyes on finding a way to make whiskey, a Vietnamese version of whiskey of course. The process of making whiskey is simple and well-known. Any old moonshiner would tell you that (one happened to be my neighbor for a long time before he passed away at age 86 few year back). The problems are not the “how”. Problems are in the mindset, in the drinking culture of a populace: it takes patience, dedication, passion, love, and many many years  to make a bottle of whiskey.
 But, as an old adage goes, there is a will there is a way. If we want it badly enough, sooner or later we will figure out a way to have it done. And that brings me to this note: how to make Vietnamese whiskey.
 Remember the tune a homeless was singing at the end of the movie “Pretty Woman”? Dream, dream, keep dreaming, one day it will come true. One day, if not me, then someone will make a bottle of Vietnamese whiskey. 100 years from now, someone will make a bottle of Vietnamese whiskey that rivals the best of Scotch single malt or Kentucky bourbon. Someone else then wonders how whiskey ends up in Vietnam. They dig up Facebook and find this note.
 Now let us dream on…
 Người Hmong ở vùng Hà Giang, Lào Cai có nấu một loại rượu bắp (ngô) cổ truyền được nhiều người biết đến. Quản Bạ, Hà Giang có rượu Thanh Vân. Bắc Hà, Lào Cai có rượu Bản Phố, và nhiều thương hiệu khác như Mã Pí Lùng, Lũng Phìn, Mèo Vạc. Rượu được chưng cất từ các loại bắp trồng trên các sườn núi đá, dùng một loại men thực vật cổ truyền, chưng cất bằng nước từ các con suốt chảy qua các ngọn núi đá trên cao nguyên Đồng Văn, Bắc Hà. Rượu Bản Phố dùng loại men làm từ bột của cây “pa” và nước từ nguồn suối Hang Dế.
 Cái ngon của các loại rượu bắp này được mô tả là thơm, nồng, cảm giác êm dịu sau khi uống, say không mệt. Như đã nói, tôi chưa bao giờ được thử qua loại rượu này. Nhưng từ những gì lượm lặt được trên mạng, về thổ dưỡng, nguồn nước, khí hậu, so sánh với các loại spirits, cũng chưng từ nguyên liệu chính là bắp, dùng để làm Kentucky bourbon hay Tennessee whiskey, tôi tin rằng rượu bắp Hà Giang là một thứ rượu có thể dùng để luyện ra một loại whiskey. Các loại rượu mới ra lò dùng để luyện Kentucky bourbon hay Tennessee whiskey là không thể uống được vì mùi vị rất ghắt. Trong khi đó thì rượu Hà Giang đã “thơm, nồng, cảm giác êm dịu”. Không cần phải tưởng tượng nhiều, nếu đi qua cùng một công đoạn tu luyện thì whiskey Hà Giang sẽ ngon hơn. Tôi tin thế.
 Tại sao Hà Giang? Có thể có những nơi khác nhưng ngay lúc này đây đó là một trong vài nơi hiếm hoi mà tôi biết trên đất nước Việt Nam có khí hậu và điều kiện thiên nhiên thuận lợi để tôi luyện whiskey.
 Rượu bắp Hà Giang khi ra lò, ở các hợp tác xã hoặc ở các lò tư nhân ở tư gia, thường ở khoảng 25-35 độ (%, 50-70 proof). Do đó, trước khi đưa vào thùng oak, rượu phải được chưng lại một lần nữa để tăng độ cồn lên khoảng trên dưới 55-65 độ (110-130 proof).
 Có hai loại thùng oak. Loại mới đóng và loại đã dùng qua một lần. Kentucky bourbon và Tennessee whiskey dùng loại mới. Scotch single malt và Irish whiskey dùng loại đã dùng qua một lần; họ mua lại các thùng oak đã dùng cho Kentucky bourbon hay Tennessee whiskey. Oak mới cho màu sắc của rượu đậm đỏ, mùi vị nồng, một vài loại rượu còn có mùi gỗ cháy. Các lò rượu Scotch single malt dùng oak cũ vì không muốn các yếu tố này làm át đi sự tinh tế của rượu. Không thể biết được loại thùng oak nào thích hợp với rượu bắp Hà Giang. Có lẽ nên dùng cả hai. Sau năm mười năm mới biết được loại nào tốt hơn.
 (Bỏ một đoạn. Chỉ là những con số về giá thùng oak, dụng cụ chưng cất /pot-still, giá rượu bắp ở địa phương, chi phí lao động, giá thành sản phẩm. Chỉ là chuyện tiền nong, không quan trọng…hehe:)
 Lần tới về Việt Nam, tôi sẽ bám theo sư huynh Lê Đức Dục lên Hà Giang. Sẽ đem theo hai thùng oak, một mới, một cũ. Mua rượu Bản Phố hoặc Thanh Vân, chưng cất lại cho đủ độ, cho vào thùng. Rồi nhờ sư huynh Lê Đức Dục tìm một nơi để gởi nhờ. Năm năm sau trở lại lấy một thùng. Mười năm sau trở lại lấy thùng còn lại.
 Một nơi khác cũng có thể luyện whiskey được là ở làng Kim Long, Quảng Trị. Ở đây có loại rượu Kim Long, nấu từ gạo, nổi tiếng. Nguồn nước chảy trong cát, do đó lượng sắt có lẽ thấp, phù hợp cho whiskey. Khí hậu cũng đủ khắc nghiệt để luyện ra một thứ whiskey có cả tính.
 Chỉ lo mỗi một chuyện, vùng này có lũ lụt. Luyện whiskey phải mất năm mười năm, trước sau cũng sẽ gặp lụt. Khi đó thì ai mà nghĩ đến chuyện cõng mấy thùng whiskey của mình đi chạy lụt.
 Trong nam cũng có những loại rượu ngon như Bầu Đá, Gò Đen nhưng tôi nghi ngờ nguồn nước và khí hậu ở những nơi này thích hợp để luyện whiskey.
 Tôi muốn kết thúc cái series “Rượu đế…” này với lời mời gọi bạn bè của tôi tham dự một cuộc hành trình đi tìm rượu. Phải tạo ra nước để có nước mà yêu..hehehe. Theo đuổi cái mà lúc này đây chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng ta có cái quyến rũ của một cuộc hẹn hò với tương lai. Năm năm sau trở lại Đồng Văn, cái thùng rượu mơ mộng ngày trước có thể trở thành một thùng giấm. Thì đã sao. Chúng ta cũng đã sống trọn vẹn trong sự hứa hẹn của một giấc mơ.
 Cũng đủ say rồi.




ĐI KÉO GHẾ Ở HUẾ HƠN 40 NĂM VỀ TRƯỚC ????
Nếu bạn là người Bắc hay Nam chưa từng ở Huế, bạn sẽ không hiểu được ba chữ “đi kéo ghế” là nghĩa như thế nào hay sẽ tự hỏi thầm: “Cái dzì dzậy cà?” hay “Cái gì thế nhỉ?”
Cho dù bạn là người Huế 100% nhưng ở vào khoảng tuổi 40 trở lại, e rằng bạn cũng sẽ phân vân. “Đi kéo ghế là đi mô rứa hè?”. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì nhóm chữ này hình như chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó dần dần biến mất và không ai dùng đến nữa. Ngôn ngữ cũng biến đổi theo thời gian cùng điều kiện sống của xã hội. Đi kéo ghế là đi ăn tiệm, đi ăn nhà hàng, mà người Huế vốn bản tính kín đáo và tế nhị không muốn nói đến chuyện ăn uống thông tục, nên dùng một số chữ khác để chỉ cùng một sự việc. Bốn năm mươi năm trước đây, người Huế ít khi đi ăn tiệm hoặc hàng quán vì nhiều lý do. Trước hết là vì bản chất và nếp sống khép kín trong gia đình, không thích phô trương hoặc la cà ngoài hàng quán trong tiệm ăn mà họ thường chê là “cơm đường cháo chợ”. Thứ đến là vì lý do kinh tế cá nhân eo hẹp trong hoàn cảnh xã hội khó khăn thời chiến. Vừa mới hồi cư sau khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ (1945-1946), mọi người đều gặp khó khăn, đời sống bấp bênh, công ăn việc làm chưa ổn định.Thành ra đối với đa phần dân Huế, đi ăn hàng quán là xa xỉ, là phí phạm hoặc là vì họ không có nhu cầu đó. Hơn nữa trong mỗi gia đình người Huế, đều có một người vợ, người mẹ truyền thống, đầy đủ tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. Bà nội tướng Huế dù giàu hay nghèo cũng đảm đương tròn nhiệm vụ một ngươi dâu thảo, một người vợ hiền. Họ luôn luôn lo lắng và sẵn sàng săn sóc gia đình mọi mặt từ cây kim sợi chỉ, manh quần tấm áo cho đến bữa cơm gia đình ngon lành và ấm cúng hàng ngày. Thế nên có thể nói mà không sợ “trật” lắm là, người đàn ông Huế thích ăn cơm nhà hơn là cơm tiệm. Và những trường hợp đặc biệt của những người phải đi ăn cơm tháng hay cơm tiệm dài dài, thường là những người thiếu may mắn, đang ôm ấp một nỗi cô đơn thầm kín hoặc đang chịu đựng một thảm kịch gia đình nào đó.Thời kỳ sau 1945 và trước 1960, người Huế chỉ đi ăn tiệm hay thường gọi là đi kéo ghế khi có những dịp đặc biệt: Bạn bè, khách quý ở xa về thăm hay trong gia đình có những điều vui mừng cần tưởng thưởng. Ví dụ như con thi đậu Ri-me (Primaire) tiểu học, thi đậu Càng Cua (Concours) vô học trường nhà nước, thi đậu Dit Lôm (Diplôme) hay Tú Tài (Bạc l-2), v.v... Hoặc là dịp tiễn con đi Sài Gòn học Đại Học, đi du học ở Pháp, ở Anh v.v...Nói tóm lại là chỉ những khi có dịp mừng vui đặc biệt như vậy thì cả nhà, toàn bộ đại gia đình, bao gồm ông bà cha mẹ, con cái, chọn lựa một tiệm ăn lớn trong thành phố hợp với khẩu vị, hợp với túi tiền là kéo nhau tới đó kéo ghế kêu rột, rột, rột rất chi là rộn ràng... Bạn thấy chữ “kéo ghế” cũng tượng thanh và tượng hình lắm đó chứ!!! Thời kỳ hậu tản cư, những năm 1947, 48, 49, 50, v.v... ở Huế tiệm ăn có thể đếm trên đầu ngón tay chứ đâu có trăm hoa đua nở như ngày nay, những hơn 50 năm sau. Khách muốn ăn cơm Tây, xin mời đến “Restaurant Au Bon Goût” tên Việt Nam là Như Ý ở đầu cầu Trường Tiền, bên cạnh Ty Thông Tin Huế với ông chủ tiệm có bộ râu cá chốt rất chi là ngộ nghĩnh. Khách có thể ăn điểm tâm đơn sơ với Pâté chaud, thịt nguội xúc xích (saucisson), trứng chiên (oeufs sur plat) hay chả trứng (omelette) hoặc bánh mì nướng phết bơ đường (beurre Bretel) vàng óng thơm phức và uống cà phê Pháp pha rượu Rhum Saint James đậm đà, nồng nàn. Trưa chiều, dùng cơm phần (repas) theo thực đơn thay đổi hàng ngày. Hay muốn sang hơn thì đặt trước những món như Heo Sữa (Cochon de Lait), Thỏ nấu rượu chát (Civet Lapin) hoặc tôm hùm xốt trứng gà (Langoustine sauce mayonnaise), v.v... Quý ông uống rượu mạnh thì có Martell, Courvoisier, Bourbon với Soda Perrier. Quý bà thì Champagne Monopole, rượu chát đỏ Beaujolais, Mâcon, rượu chát trắng Sauterne, rượu khai vị, rượu mùi Dubonnet, Cointreau, Saint Raphael, Anis, Pernod hoặc uống bia Kronenbourg.
Bên kia cầu Trường Tiền, phía Hữu Ngạn Sông Hương, trong khu Morin có Khách Sạn Huế (Hôtel de Huế), đủ các món ăn chơi kể cả nhảy đầm (dancing) dành cho người Pháp và các quan chức liên hệ, người Việt Nam ít ai bén mảng qua đó. Đi ngược đường Lê Lợi về phía cầu Ga có nhà Thủy Tạ (Cercle Sportif de Huế), có sân đánh quần vợt (tennis), có hồ bơi, có thuyền chèo (périssoires), dĩ nhiên là có tiệm ăn và quán rượu, nhưng cũng chỉ dành riêng cho người Pháp, trước năm 1954, người Việt Nam ít ai có dịp bước vào chốn nầy. Người dân Huế những năm 1940 và 1950 hầu như chỉ sinh hoạt thực sự bên khu Tả Ngạn Sông Hương và trong Thành Nội. Khách muốn ăn cơm Tàu có thể chọn lựa một trong hai tiệm. Trước hết là Tiệm Khê Ký ở chân cầu Gia Hội, gần bùng binh ngã ba đường Bạch Đằng - Chi Lăng với cầu Gia Hội. Tiệm thứ hai là Tiệm ăn Quốc Tế ở đường Ngã Giữa (sau này đổi tên là đường Gia Long rồi Phan Bội Châu). Cả hai tiệm đều nổi tiếng một thời với các món ăn Tàu do các đầu bếp Chợ Lớn và Hồng Kông đảm trách. Tuy các món ăn không được đa dạng và phong phú như ngày nay nhưng vào thời chiến tranh đó và lúc thế giới còn quá bao la chứ không nhỏ hẹp như bây giờ (nhờ khoa học kỹ thuật quá tiến bộ), mà chúng ta cũng có thể ăn gà Hải Nam, những con ốc (bào ngư) hay vi cá đuối hay vi cá mập ở Thượng Hải, Phúc Kiến hay có thể thưởng thức những con đỉa biển gọi là Hải Sâm ở Hải Sâm Uy (?). Có thể nói khách muốn ăn cơm Tàu giản dị cũng có, muốn sơn hào hải vị chi cũng có cả. Khách có thể uống bất cứ thứ rượu Tây nào mà khách muốn. Tuy tiệm không có Bồ Đào Mỹ Tửu như người thời xưa Mao Đài Tửu thời đương đại, xin khách tạm dùng Mai Quế Lộ hay Ngũ Gia Bì là hồn cũng đủ lâng lâng bay bổng lên gặp Hằng Nga trên Cung Quế. Tiếc thay không hiểu vì lý do gì mà hai tiệm ăn Tàu nổi tiếng một thời này lần lượt đóng cửa dẹp tiệm, nhường sân chơi cho một tiệm ăn Việt có đủ cả 3 thực đơn Việt -Tây-Tàu ở cửa Thượng Tứ. Đó là tiệm Lạc Thành, chủ nhân là người Huế. Tiệm Lạc Thành nổi bật hẳn lên và tồn tại hơn 20 năm, từ năm 1947 cho đến ngày miền Nam sụp đổ thì tiệm ăn Lạc Thành cũng sập tiệm theo luôn! Con đường Thượng Tứ thời Tây gọi là Rue de La Citadelle thực sự dài khoảng 300 thước, bắt đầu từ Ngã Ba Thương Bạc cho đến cửa Thượng Tứ là hết. Đoạn đường này qua nhiều thời kỳ là con đường một chiều, lại xa chợ Đông Ba nên người Huế thường nói là “trái đường”, rất khó bán buôn. Nhưng Tiệm ăn Lạc Thành lại đông khách lạ lùng. Một tiệm ăn ở Huế mà tồn tại gần 30 năm là một điều rất hiếm có. Tiệm ăn thường ngày có sẵn 3 thực đơn Việt Tây Tàu với ba đầu bếp phụ trách. Khách muốn ăn cơm Tàu như Khê Ký, Quốc Tế cũng có mà muốn ăn cơm Tây như “Au Bon Goût” khách cũng sẽ hài lòng. Có những món ăn được nhiều người ưa thích mà mãi cho đến nay, những người Huế lưu lạc phương xa, ở khắp nơi trên thế giới vẫn còn nhắc nhở khi nói đến tiệm ăn Lạc Thành như: Phở Xào Mềm, Phở Áp Chảo, Y Phủ Mỳ Thánh, Cơm Chiên Dương Châu, Vịt Bát Bửu, Gà Rút Xương, Cháo Bột Báng, Thịt Bò Vằm v.v...
Khách có thể tự do chọn lựa bất cứ món ăn nào mà khách ưa thích trong 3 cái thực đơn dài dằng dặc trước mắt. Khách muốn nhắm thử dĩa thịt gà bóp rau răm kiệu Huế xem có khác chi với gà xé phay hay gà chặt kiểu Nam, kiểu Bắc hay không. Khách muốn dùng món xúp măng cua gạch, món Tả Pí Lù của Tàu xem có thích hơn món xúp rau cải (soupe légume) hay món cháo Bouillabaisse của Tây chăng. Xin mời khách đến tiệm ăn Lạc Thành, khách sẽ toại nguyện. Không những có tiếng về những món ăn ngon, mà tiệm Lạc Thành đặc biệt được anh chị em học trò Đồng Khánh, Khải Định thập niên 50 nhắc nhở về các món tráng miệng (dessert) tuyệt vời như chè đậu xanh đánh, chè hột sen, bánh kem sữa (Crème Flanc) v.v...Ngày nay nhiều người Huế ở khắp năm châu bốn bể vẫn còn nhắc nhở chén chè đậu xanh vàng óng, thơm mùi đậu xanh quyện với mùi vang trong chiếc chén thủy tinh trong vắt với mấy viên đá đập vụn, đã từng làm mát lòng mát dạ bao người một thời trai trẻ. Đó là một số tiệm ăn lớn và lâu đời ở Huế mà người Huế thường nghĩ đến mỗi lần có ý định đi kéo ghế. Về sau càng ngày càng có nhiều tiệm ăn lớn nhỏ hoặc chỉ chuyên bán một vài thứ đặc sản cũng rất nên ghi lại ở đây.
Trên đường Ngã Giữa bên cạnh rạp Hát Bội Bà Tuần có một tiệm chuyên bán thịt bò tái, tên tiệm là “Cháu Bò Tái”. Vì ông chủ tên là Mai Văn Cháu và quán chủ yếu bán thịt bò tái mà người Bắc gọi là Bê Thui. Bên dưới bảng hiệu có thêm hàng chữ “Năm Dê - Bảy Bò”, các bạn có hiểu hàng chữ ấy có nghĩa chi không? Rất đơn giản, ngày thứ năm bán thịt dê, ngày thứ bảy bán thịt bò. Dê nướng, Dê xào lăn, Cà ri Dê, Bò Tái, Bò Nhúng Dấm, Bò Xào Hành-Khoai Tây Chiên (pomme de terre frite) là những “món ruột” của ông chủ và cũng là đầu bếp của quán ni. Hình ảnh mà khách qua đường còn ghi nhớ dù đã hơn 40 năm qua là, cái cảnh ông chủ quán ở trần trùng trục, mặc cái quần xà lỏn, ngồi bên lề đường quạt lò thịt nướng, không biết dê bò chi mà thơm phưng phức “bắt rệu nước miếng”, khói bay mịt mù. Tuy không đói lắm, khách cũng đành bước chân vào quán kéo ghế cái rột, dù đang đi một mình, chưa có cái ý định đi kéo ghế theo cái nghĩa mà người Huế thường dùng. Quán có món đặc biệt Thịt Dê mà Đàn ông Huế có một số người không ăn vì không dám “phản phúc” ăn thịt “thầy mình”, còn Đàn Bà Huế, mà nghe chữ dê là đã “kỵ”, là không ưa gần gũi giữa ban ngày ban mặt chứ đừng nói chi đến chuyện ăn uống sợ lây bịnh. Có lẽ vì rứa mà quán ế khách, nên một ít lâu sau, tiệm đành đóng cửa, và ông chủ đổi nghề trở thành ông chủ kiêm tài xế, cho mướn xe du lịch, cho thuê xe đám ma, đám hỏi, đám cưới. Bước qua xéo xéo bên kia đường, trước mặt rạp xinê Việt Nam Phim (lúc trước mang tên Rạp Richard) là Tiệm Cháo Lòng Đồng Ý. Khách sẽ hài lòng với dĩa lòng chay hấp dẫn và tô cháo nóng hổi thơm lừng, nước cháo trong veo ngọt dịu. Quán từng vang bóng một thời dù sau này cũng có vài nơi hay vài gánh cháo lòng rất ngon, nhưng người Huế khi nhắc tới Cháo lòng là nhớ tới Cháo Lòng Đồng Ý. Cũng như nói đến Mè Xửng Huế, người ta nhắc đến ngay Mè Xửng Song Hỷ, dù cho sau này Mè Xửng Nam Thuận hay Song Nhân cũng nổi tiếng ngon không kém bao nhiêu. Những năm về sau vì xứ Huế là nơi giáp địa đầu giới tuyến Bến Hải, tình hình chiến sự sôi động nên nhiều người Huế sợ hãi, di cư vào Nam tìm đường sinh sống. Trong số này có ông chủ tiệm Cháo Lòng Đồng Ý, ông ta cũng mở một tiệm cháo mang cùng tên để phục vụ dân Sài Gòn và dân Huế tha hương. Cháo không ngon, không đắt khách như ở Huế. Khi được hỏi lý do, ông Giáp, nếu tôi nhớ không lầm là tên ông chủ, đã trả lời chắc nịch như ri: “Cháo lòng cũng như Nem Huế mà nấu hay làm ở Sài Gòn không cách chi ngon bằng nấu cháo hay làm nem ở Huế, bởi vì con heo Sài Gòn không ngon bằng con heo Huế. Con heo Sài Gòn nuôi trong chuồng, ăn thực phẩm gia súc pha chế sẵn, không hoạt động, thiếu chất tươi, thịt bở. Con heo Huế, thả trong vườn, ăn cám và cơm thừa cá cặn, uống nước mả, thịt chắc nên làm thức chi cũng ngon cả”. Một số người thông thạo đông y cho rằng thịt lươn rất bổ dưỡng, nên thường lai vãng quán cháo lươn Lưu Hương ở trên đường Hộ Thành, trong cửa Thượng Tứ, trước mặt vườn hoa Ba Viên. Ngoài món cháo lươn đặc biệt ra còn có đủ các món Lươn um, Lươn xào lăn, Lẩu lươn, v.v... Nhưng quán ni cũng chỉ bán được cho một số đàn ông Huế, còn con gái đàn bà Huế ít khi ghé lại vì quý cô, quý bà không thích ăn những con vật lạ như rắn, lươn, chình, chuột chó, nai dê, v.v... mà chuyện chi các bà đã không muốn rồi thì các ông mà có thèm chảy nước miếng thì cũng đành dang ra, đành bấm bụng chịu thua thôi. Tuy chuyện đi kéo ghế hồi đó chủ yếu là có tính cách gia đình, nhưng càng về sau thì chuyện đi kéo ghế có tính cách nhẹ nhàng hơn. Bạn bè học trò, trai gái khi hẹn hò hay khi đói lòng cũng rủ nhau đi kéo ghế đơn sơ, cũng vui vẻ và hợp với túi tiền học trò. Họ thường kéo nhau đến hiệu Mỹ Châu Anh ở ngoài cửa Đông Ba, vừa ngon vừa rẻ ơi là rẻ. Tiệm bán chỉ có hai món hoành thánh và mì sợi mà khi mô cũng đông khách, nhất là các cô cậu học trò các trường công tư thục ở Huế. Ngày nay ở Huế còn có tiệm bánh khoái nổi tiếng khắp nước kể cả nước ngoài, đó là tiệm Bánh Khoái Thượng Tứ mà bào muội cũng là bào muội ông chủ Hiệu Ăn Lạc Thành. Nhưng nói đến Bánh Khoái thì không thể quên được tiệm Bánh Khoái dưới chân cầu Đông Ba, nằm trên đường Võ Tánh hơn nửa thế kỷ trước. Có thể nói người Huế sành ăn uống thuở đó ai cũng có thưởng thức bánh khoái của Đông Ba ít ra là một lần. Sẽ bị chê trách là có óc địa phương, cục bộ, hoặc thiếu công bình, nếu không nhắc đến Kiốt (Kiosque) Phở Bắc Thăng Long ở bến xe Nguyễn Hoàng, gần Cửa Ngăn. Năm 1954, theo làn sóng Người Bắc di cư sau Hiệp Định Genève, Phở Bắc cũng xuất hiện và dừng chân ở Huế một thời gian. Ban đầu vì tính hiếu kỳ, người Huế cũng đua nhau đi ăn thử cho biết món ngon vật lạ của đất ngàn năm văn vật, nhưng không lâu tiệm đóng cửa và chủ nhân cũng xuôi Nam tìm đường mưu sinh thoát hiểm khác. Có lẽ một phần vì tay nghề của chủ nhân kiêm đầu bếp chưa cao, hoặc đụng phải tính bảo thủ của người Huế, nên món phở Bắc chưa vượt qua được món bún bò giò heo mà người Huế hằng ưa thích.
Món phở Bắc sau khi du nhập vào thực đơn của người Huế, đã được người Huế pha trộn, biến chế thành một thứ phở lai căng là Phở Huế, Phở Tàu, chứ không thuần túy là Phở Bắc nữa. Nhất là các xe phở rong, bán về đêm trên khắp các nẻo đường thành phố Huế... Phở ông Trọc, khác mùi vị phở ông Bếp Phi, phở ông Bếp Phi khác phở anh Biên dù cho cả hai đều là đầu bếp cũ của Tiệm Ăn Lạc Thành. Đúng là tự biên, tự diễn. Tuy thua keo đầu ở Huế nhưng về sau cuộc chiến giành ngôi vị minh chủ trong làng ăn uống giữa các đấu thủ Phở Bắc, Bún Bò Huế, Mỳ Quảng, Hủ Tiếu Mỹ Tho, e phần thắng lợi nghiêng hẳn về phía Phở Bắc. Ngày nay ở khắp nơi trên thế giới, ở đâu có nhiều người Việt định cư là có Phở Bắc có rau húng quế. Dù là Phở Chiến hay Phở Hòa cũng đều mọc lên như nấm hùng dũng bên cạnh một vài tiệm Bún Bò Huế hay Hủ Tiếu Sài Gòn rất khiêm nhường. Cũng sẽ là một thiếu sót nếu bài viết này không nhắc đến một quán ăn rất độc đáo từ tên hiệu cho đến món ăn đặc biệt Huế. Đó là Quán Cơm Âm Phủ, ở sau lưng sân Vận Động Bảo Long (sau này đổi tên là Tự Do). Quán chuyên bán cho khách có công ăn việc làm về đêm hoặc khách ăn chơi suốt sáng khi đã đói lòng. Cái tên lạ lùng này đã khơi dậy sự hiếu kỳ không những cho người dân Huế mà cả du khách tự phương xa. Cái tên lạ lùng này đã góp phần cho sự tồn tại lâu dài của quán cơm cho đến ngày hôm nay theo truyền thống “cha truyền con nối... nghiệp”. Đến Quán Âm Phủ khách sẽ được thưởng thức một dĩa cơm gạo trắng muốt với thịt nướng thơm phức kiểu Huế, cùng tôm chấy tươi, dưa gang bóp với nước mắm chanh với tỏi và nem nướng đặc biệt Huế. Cơm và thức ăn đã ngon mà khách lại đang đói lòng sau những giờ phút truy hoan trác táng thâu đêm nên càng cảm thấy ngon hơn bội phần. Và có người nghĩ rằng nếu ở dưới Âm Phủ mà có cơm nem, thịt nướng ngon miệng như ri thì chẳng ai sợ phải sa vào Âm Ty, Địa Ngục A Tì nữa cả.
Bài viết này giới hạn từ sau năm 45 đến những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 nên đã không nhắc đến những quán hàng về sau cũng rất nổi tiếng như: Bún Bò Mụ Rớt ở đường Trung Bộ hay Bánh Khoái Lạc Thiện ở cửa Thượng Tứ. Ngoài ra cũng có những hàng quán nổi tiếng nhưng không phù hợp với ý nghĩa “đi kéo ghế” nên không được nhắc đến trong bài như: Bún Bò Cà Phê Lạc Sơn, Cà Phê Phấn (cũng có bán ăn) trước mặt rạp ciné Tân Tân, quán ăn Hiệp Thành trước mặt hiệu tạp phẩm Thái Lợi, v.v... Tất cả đều nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Ngày nay, bèo mây trôi giạt, được định cư ở vùng Tây Bắc nước Mỹ lạnh giá và mưa gió dầm dề như mùa đông ở Huế. Dù xa cách ngàn trùng quê cũ, hình ảnh những lần “đi kéo ghế” ở thành phố quê hương vẫn thường đêm hiển hiện trong tôi với mùi mỡ hành, mùi thịt nướng khói bay mịt mùng ngào ngạt. Cứ mỗi cuối tuần hai vợ chồng già hỏi nhau:
“Chừ mình đi kéo ghế ở chỗ mô hè?” Rứa là các con tôi nhao nhao reo ầm lên:
“Dim Sum, Hongkong Seafood, Yankee Grill...” Và chúng tôi đành gật đầu OK! OK! với nhiều ngậm ngùi thương nhớ một thời đã qua, nơi quê nhà xa tắp.. . . .
CƠM HẾN
Đã nghe ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh 
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành...
Mời anh buổi sang chân thành món quê
BÁNH BÈO
Tôm chấy hồng thắm cánh bèo
Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương
Hẹn em ngồi quán ven đường
Bánh bèo kết mối tơ duyên đôi lòng
 
BÁNH NẬM
Mảnh mai xanh sắc lá dong
Mềm mại bánh nậm ấm trong tay người
Nhụy hồng bột trắng tươi mươi
Xuýt xoa nước mắm ngọt lời tỉ tê
BÁNH BỘT LỌC
Bột trong bọc thịt tôm hồng
Lá xanh em gói ươm nồng hương yêu
Bánh ngon nước mắm cay  nhiều
Mời anh bữa lỡ ban chiều cùng em
BÁNH PHU THÊ
Lá dừa ôm bột lọc trong
Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ửng vàng
Phu thê vui chuyện xóm làng
Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hòa duyên
 
 
BÁNH RAM ÍT
Này em ăn ngậm mà nghe
Ram vàng ít dẻo càng mê vị tình
Mới hay đặc sản Huế mình
Sắc hương dân dã cung đình tìm nhau
 
 
MÈ XỮNG
Thơm tho mềm dẻo ngọt ngào
Mè vàng bột nhuyễn ôi chao! Tuyệt vời!
Món quà xứ Huế em ơi
Kẹo ngon mẽ xững tặng người tình chung
 
 
TÔM CHUA
Nguyên là đặc sản Gò Công
Theo bà Từ Dũ ra cùng Hương Giang
Tôm hồng, ớt đỏ, riềng vàng...
Vị chua thấm lưỡi nhớ hàng thịt phay (thịt heo luộc)

NEM HUẾ
 Mời em khai vị món nem
Em nem anh chả tình thêm mặn mà
Nem thơm, chua, ngọt đậm đà
Nhờ ai quết nhuyễn thịt thà đêm đêm
 


CHẢ HUẾ
Mời anh thử miếng chả này
Nâng ly hào sảng hương say tận lòng
Cung đình chả phượng nem công
Đôi ta nem chả vốn dòng dân gian
  CHÈ HẠT SEN
Hạt sen vừa bổ vừa thanh
Tan trên đầu lưỡi ngọt lành hương xưa
Chè sen mời gọi người thơ
Mát lòng du khách ngẩn ngơ bạn tình
 
 
CHÈ BỘT LỌC BỌC THỊT QUAY
Ngọt ngào bùi béo tìm nhau
Thịt quay nằm giữa trắng phau bột mềm
Quen nhau tình đã nên duyên
Chè ngon xứ Huế ngỡ quên đường về
 
 
CHÈ ĐẬU NGỰ
Thức ngon xưa tiến quân vương
Tinh hoa trời đất đượm hương kinh thành
Chè đậu ngự mát và thanh
Đêm, dâng chén ngọc an lành châu thân
 

 

Hãy yêu Huế như Tây “nó” yêu

07:47 | 19/04/2012
Lần nào đưa khách đi Huế, tour căn bản của tôi cũng là: đến Đại Nội vào giờ tắt nắng (để thấy được một triều đại đã hết), ngồi xích lô qua cầu Tràng Tiền trong ánh đèn đổi từ tím sang xanh sang hồng sang vàng (đại loại thế, để thấy được sự mâu thuẫn trong cái gu của Huế), lên đàn Nam Giao vào sáng sớm tinh mơ (để có cảm giác đi chầu buổi sớm trước trời đất), hoặc cũng sáng sớm nhưng lên đồi Vọng Cảnh. Thế những giờ khác trong ngày, khi nắng vẫn còn thì sao? Thì tôi đưa khách đi thăm lăng, mà thích nhất là đi dọc con đường nối từ đàn Nam Giao đến lăng Tự Đức. Con đường dốc dốc, cây xanh nhiều, vắng vẻ với thỉnh thoảng vài chiếc xe du lịch lừ lừ đi ngược lại. Festival Huế lần này tôi không đến Huế, nhưng tin chắc con đường ấy đã được chỉnh trang cho đẹp hơn và rất nhộn nhịp.
Rồi đọc báo, đọc mạng mới biết, dọc con đường ấy, các nghệ sĩ ở Huế đã thực hiện dự án Phố Tranh. Trải suốt 4km đường là 2.012 bức tranh treo: trước chùa, bên cổng nhà, bên bãi đất…, được coi là một dự án vì cộng đồng (nhất là khi số tiền nếu bán được tranh sẽ dành cho việc giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn).
Cộng đồng, công cộng, môi trường, sinh thái... là những chữ dạo này có vẻ được nghệ thuật quan tâm hơi kỹ. Một mảnh đất màu mỡ để nghệ sĩ nhảy vào khai thác và dễ xin tài trợ. Tôi cho là tốt thôi, hơn là chỉ suốt ngày vẽ chân dung cái mặt tôi hay cái đùi anh, nhưng với chữ cộng đồng, một khi áp dụng không đúng thì cũng có hại (chứ không phải chỉ có hoặc “lợi” hoặc “vô hại” như nhiều người vẫn tưởng). Mà khi nghệ thuật đã có hại thì cũng như mìn: mìn nhỏ sát thương ít, mìn to sát thương nhiều.
Phố Tranh như báo đăng theo tôi là một thứ mìn to, sát thương nhiều. Như thế 4km đường đẹp của Huế thời gian Festival qua đã bị làm hỏng vì treo đầy những bức tranh này sao, tôi tự hỏi? Con đường dẫn đến nơi yên nghỉ của các vị vua đã không còn vẻ mênh mang và u tịch như nó phải có nữa à? Treo chừng đó tranh suốt đường thì có khác gì căng đầy biểu ngữ, quảng cáo xấu? Tôi nhớ cảm giác của tôi mỗi khi đi trên con đường này là nghĩ về sự lựa chọn nơi chôn cất của các vị vua, về đời người đến như lửa bùng rồi tắt... Chắc chắn chỉ có thiên nhiên mới khiến người ta nghĩ về những thứ thuộc về sống, chết. Khi đem 2.012 bức tranh lổn nhổn to nhỏ, màu sắc rối loạn, nét vẽ nguệch ngoạc ra treo một cách cẩu thả trên con đường này, nhóm họa sĩ tự nhận là yêu Huế có nghĩ rằng mình yêu Huế thật không? Và nếu thật thì yêu như vậy có đúng cách không?
Đi với khách du lịch nhiều, tôi để ý thấy các cô gái Việt Nam khi có người yêu hay chồng là người Việt hoặc châu Á thường sẽ rất quan tâm đến vẻ bên ngoài. Họ trang điểm nhiều hơn những cô gái có người yêu hay chồng là người phương Tây - những phụ nữ này thường để mặt mộc, không tô son, bôi phấn, và người mình hay lấy làm lạ “sao Tây nó thích?” Nhưng ở họ toát lên một sự tự tin và sống động của những người được yêu “vì tôi là tôi là tôi là tôi”...
Yêu Huế, tôi nghĩ, cũng nên như Tây yêu ấy. Để Huế được tự nhiên, để sông của Huế được yên đi, đồi của Huế được yên đi, để nhịp sống của Huế được thảnh thơi là đã đủ đậm đà và không quên được. Đừng khoác cho Huế quá nhiều sen thả, tượng to nhỏ kín bờ sông, tranh sặc sỡ chen lá cây ngọn cỏ... Người Huế có thể không nhận ra, và nghĩ là làm thế thì Huế đẹp hơn, nhưng người ở xa như tôi đây thì thấy trang điểm như thế chỉ làm Huế tầm thường đi hẳn, thiếu cái tự tin cần có của bậc vua chúa. Mà điều đó, tưởng họa sĩ Huế thì phải nhận ra rõ hơn người thường chứ?
Long Xuyên

THIÊN NHIÊN THÚ VỊ

Con vắt con đỉa bị chặt làm đôi, nó biến thành hai con. Đem băm vụn nó ra thì mỗi mảnh vụn biến thành một con đỉa mới, con vắt mới. Đem nó đi đốt thành than, thì phần thịt nào chưa cháy hết vẫn có thể sinh ra con vắt mới. Loài sinh vật không xương này sống dẻo dai và có khả năng  phát tán rất nhanh. tưởng như không có gì trị  nổi nó. Nhưng  những  khu rừng có vắt chỉ cần thả mấy con dê thì chỉ trong một tháng sẽ chẳng còn con vắt mào. Máu loài dê vắt hút no căng nhưng không tiêu hoá nổi làm con vắt chết và tự phân huỷ. Con đỉa thì thả xuống vôi là nó cũng chết đứ đừ luôn.

Con dê trên rừng có lỡ ăn phải vài cái lá ngón không sao, nhưng ăn nhầm vào cái lá cây có con bọ nẹt thì dê chắc chết mà không thể cứu nổi.

 Ngày xưa, giặc Pham Nhan bên Tàu cũng có khả năng hồi sinh nhanh như loài vắt. Cứ chặt đầu nọ thì mọc đầu kia. Nhưng nếu bôi máu chó vào thanh gươm rồi chém thì Phạm Nhan không còn mọc đầu ra được nữa, phun máu mà chết.

 Ở Sapa có một loại cá thịt rất thơm ngon, nhưng trứng của chúng  ai lỡ ăn vào thì bị ngộ độc ngay, không kịp cấp cứu là bỏ mạng như không. Con cóc yếu đuối nhưng con vật nào vô tình ăn phải trứng cóc cũng chết chắc! Chính vì thế mà loài cá thịt thơm ngon kia không mất giống, còn con cóc yếu đuối vẫn tồn tại.

Con cá chình, cá đuối giữa biển khơi có cái đuôi biết phóng ra  điện để tự bảo vệ mình, dù hai loài cá này khá hiền lành và còn yếu đuối, nhưng thấy nó những con cá hung bạo cũng phải tránh xa.

Con cua có mai giáp, đôi càng chắc khoẻ bắt nó không dễ, nhưng con ếch đến vỗ nhẹ là cua rúm cẳng đẻ cho ếch nuốt.

Con rết nọc độc ghê gớm, có thể gây nguy hiểm cho con người. Nhưng trước con gà thì rết đành chịu chết mà không làm được gì. Đem rết bỏ vào trong vòng tròn nhớt sên, rết cũng nằm so không thoát ra nổi.



NGƯỜI VIỆT GỐC ỚT
 Hoàng Lão Tà
http://www.coasttocoastam.com/cimages/var/ezwebin_site/storage/images/coast-to-coast/repository/photos/military-experts-develop-chili-grenade/469021-1-eng-US/Military-Experts-Develop-Chili-Grenade_article_medium.jpg
 
 
Tui là dân Huế chay tức là Huế 100%, Huế từ trong ra ngoài, Huế đến nỗi ra Bắc vào Nam, lên vùng cao nguyên tắm đủ sông hồ ao lạch mà cũng không gột rửa được chất Huế trong người.
Rồi một sáng một chiều theo với giòng người "di tản buồn", tôi đến cư ngụ trên xứ Cờ Hoa văn minh hết xảy này mà chất Huế vẫn còn tồn tại thâm căn cố đế trong người dù mỗi ngày cố gắng tắm một lần bằng nước ấm như ngày nào trên quê hương yêu dấu vào mùa Đông mưa dầm thối đất thối đai. Tôi dùng chữ "cố gắng" vì chẳng hiểu sao tôi rất lười tắm vì đã có lần tui thử không tắm gội trong suốt một tuần mà cũng chẳng thấy người bốc mùi thơm, thúi gì hết cả. Do đó tui tự nghĩ thầm tắm hay không tắm thì cũng như nhau chẳng được lợi ích gì, chẳng làm nên tích sự gì. Lại nữa, tui nhớ cách đây cũng khá lâu, trong lúc trà dư tửu hậu, chuyện trò với một ông bạn của ông Nội tui, tuổi ngoài tám mươi, Bố tôi mới hỏi :
- Thưa Bác , Bác có bí quyết gì để giữ chữ thọ cho đến bây giờ không?
Ông Cụ vuốt râu cười khà khà:
- Bác rất ít tắm con à! Tắm thì lỗ chân lông nở lớn nên vi trùng dễ xâm nhập vào người, vì vậy suốt mùa Đông, Bác không tắm, chỉ dùng khăn thấm nước lau sơ mình mẩy cho khỏi hôi thúi mà thôi.
Ông nội tui, tuổi lúc bấy giờ cũng trên tám mươi đã phì cười mà bảo rằng:
- Tui khác ông , mùa Hè cũng như mùa Đông, một ngày phải tắm một lần, một lần phải mất ít nhất 1 tiếng đồng hồ để kỳ cọ, xoa nắn các huyệt đạo cho máu huyết lưu thông
Hai ông Cụ, ông nào cũng quy tiên lúc tuổi hạc đã ngoài chín mươi, ông nào cũng có lý khi bàn đến bí quyết sống lâu , rất chi là khoa học. Vậy tui phải nghe theo lời của ai bây giờ ? Sang Mỹ, sẵn có nước nóng chảy trong vòi, tắm một ngày một lần mà chất Huế trong tui vẫn còn nồng cay vì tui ăn ớt như nhồng trong ba bữa ăn sáng, trưa, tối. Vì thế, ai hỏi tui quê quán ở đâu, tui đều trả lời một cách hãnh diện rằng tui là người Việt gốc ớt. Câu trả lời thật đầy đủ "thông tin".(Tui dịch chữ "ìnformation" cho có vẻ văn minh thời thượng). Này nhé! người Việt tức là người Việt Nam không phải Phi Luật Tân hay Miên, Lào, Thái vv...Tui đã nhiều lần bị mấy ông bà người Phi hỏi tôi có phải là Philippino không. Tức như bò đá! Mình là con Rồng cháu Tiên mà bị nhận lầm là Phi thì có uất ức không cơ chứ? Chắc là tại tui xấu trai , thô kệch.! Dân Phi nghe tui phát biểu như thế này chắc là kiện tui ra toà, buộc tội mạ lỵ dân tộc. Các bạn có biết không, mấy cô, mấy bà Phi lai Tàu đẹp lắm các bạn ơi ! Rồi thì "gốc ớt" là biết ngay nơi chôn nhau cắt rún của tui là xứ Thần Kinh chứ còn théc méc gì nữa. Gốc ớt là gốc Huế không sai chạy vào đâu được vì có lần tui bị một ông bạn hỏi một câu cắc cớ:
- Mi dân Huế, vậy mi có biết tại sao dân Huế chỉ ăn ớt xanh không mà thôi không ?
Tôi gân cổ cãi lại là dân Huế tui ăn đủ mọi thứ ớt: ớt xanh, ớt đỏ, ớt tím, ớt vàng, ớt chỉ Thiên, ớt chỉ Địa, ớt chìa vôi, ớt hiểm, ớt mọi, ớt bột, ớt trái tươi cắn dòn tan, chứ làm gì mà lại chỉ ăn ớt xanh. Ớt xanh là ăn với bánh bột lọc để hài hoà với màu đỏ của con tôm nằm nữa kín nữa hở trong lớp bột lọc. Ăn như thế là ăn kiểu cầu kỳ của các Mệ chứ thật ra ớt nào cay thì ăn chứ đâu kể màu sắc. Ông bạn tui để cho tui nói cho sướng lỗ miệng rồi mới ung dung giải thích:
- Mi thật là dân Huế mất gốc, không biết chi mô hết ! Dân Huế ăn nhiều ớt quá đến nổi ớt không kịp chín đỏ nên chỉ ăn toàn ớt xanh. Có rứa mà cũng không biết !
Ui chui choa, tui khoái quá trời khi nghe ông bạn tui ca tụng cái "đức" ăn ớt của quê hương tui. Tui chỉ muốn ôm hun ông ta một miếng để thưởng ông ta mà không dám, vì sợ bàn dân thiên hạ tưởng tui là dân "Gay" vừa mới từ San Francisco xuống quận Cam chơi.
Nói đến ớt thì phải nói đến cái món ăn "quốc hồn quốc tuý" của Huế tui là món bún bò. Ai cho tui ăn bún bò mà bảo tui đừng ăn ớt thì thà chết còn hơn. Thiệt là chưởi Cha tui, tui cũng không giận bằng! Ớt phải cay xé họng mới làm cho bún bò ngon được! Ăn bún bò Huế chính gốc là phải vừa ăn vừa hít hà vì ớt cay, phải đổ mồ hôi trán, tuôn mồ hôi nách (Vì vậy mà dân Huế ai cũng có một chai Lotion Kata, trị mồ hôi nách bỏ trong túi quần để xài mỗi khi ăn xong tô bún bò Huế. Tui nói rứa mà ai không tin tui thì thôi). Ăn bún bò Huế là chỉ dùng đũa chứ không dùng muỗng , phải húp xùm xụp mới đúng phong cách Huế. Muỗng chỉ dùng khi ăn phở Bắc Kỳ mà thôi. Cầm muỗng để ăn bún bò Huế là chưởi Cha cái tô bún bò Huế mất rồi! Mùa Đông ở Huế không có ớt tươi vì quý hiếm lắm: "Ớt mùa Đông ba đồng một trái" nên phải ăn ớt bột hay tương ớt hay ớt ngâm dấm nên vì vậy mà mùa Đông, tô bún bò Huế đã không ngon bằng tô bún mùa Hè.Trời đã "nóng nung người, nóng nóng ghê" (Trong Quốc văn giáo khoa thư, mô tả mùa Hè) thế mà lại còn sì sụp tô bún bò Huế ớt cay chảy nước mắt, nước mũi, thì thật là ngon không để mô cho hết. Ngon như rứa thì thôi! Tôi mời ai ăn bún bò Huế mà mặt cứ lạnh như tiền, ăn một cách ung dung, nhàn hạ không "khẩn trương" chê ớt không ăn , không thấy một giọt mồ hôi trên trán thì đừng có hòng được tui mời ăn lần thứ hai. Ăn như vậy là "thực bất tri kỳ vị" là không kính trọng tô bún bò là khinh thường dân Huế tụi tui. Lúc tui còn ở Bloomington, tiểu bang Indiana, tui có anh bạn trẻ người miền Nam, Saigon hay đâu đó tôi quên mất tiêu. Anh ta khoái bún bò lắm ! Mỗi lần đến nhà tui ăn bún bò, anh hít hà liền miệng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, anh tham dự hết mình vào "công cuộc" ăn bún bò làm tôi thích thú quá chừng, xem anh ta như bạn tri kỷ, tri âm vậy.
Ngoài món bún bò bắt buộc phải có ớt lại còn một món ăn khác mà ớt cay đóng một phần tối ư quan trọng. Ấy là món "Cơm Hến". Người ta đã nói lạt như nước ốc, nước hến, vậy thì để bổ sung cho cái "lạt" đó chỉ có cái "cay "của ớt. Không có ớt là tô cơm hến xem như bỏ đi chẳng đáng một đồng xu. Còn nhiều món ăn đặc sệt Huế nữa như bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ướt nhuỵ tôm, bánh ram bánh ít, cơm dấm nuốt vv...không món ăn nào là không có ớt đi kèm, dĩ nhiên là không ăn chè hạt sen hồ Tịnh Tâm cùng với ớt. Nhưng Mẹ tui lúc sinh thời, Bà ăn mít ráo ngọt lịm và dòn tan như rứa mà Bà cũng chấm múi mít vàng ươm vào trong chén nước mắm ớt cay. Mùi vị dĩ nhiên là có khác đi nhưng hương vị cũng độc đáo lắm, các bạn cứ thử xem một lần cho biết ra răng.
Ớt gắn liền với Huế của tụi tui nên sở dĩ tui phải nấn ná ở lại với quê hương gần 10 năm, sau 1975 là vì tui sợ qua Mỹ không có ớt mà ăn. Tui ăn ớt như nhồng! Tui còn nhớ lúc còn học cấp tiểu học trường làng, ông ngoại tui có nuôi một con nhồng, mỗi ngày phải cho nó ăn một chén ớt hoặc tươi hoặc ớt bột. Ăn nhiều ớt để lột lưỡi và nói được tiếng người. Và quả thật như vậy, sau một thời gian ăn ớt, con nhồng đã nói được. Cậu tôi đã bị ông ngoại tôi thưởng cho một tát tai là vì đã dạy cho con nhồng chào khách chẳng lich sự tí nào. Số là một hôm có khách đến nhà, ông ngoại tôi đang khoe với khách con nhồng biết nói thì đột nhiên nó xổ ra một câu khiến khách phải phì cười và thẹn đỏ mặt: "Chào khách toẹt!" (Khách toẹt là khách chẳng ra gì, là chỉ như một món ăn dở, không ngon, chỉ muốn nhổ toẹt ra khỏi miệng)
Nhồng ăn ớt để lột lưỡi, để nói nhiều. Như vậy, dân Huế tụi tui ăn ớt nhiều thì có nói nhiều không hí ? Ai răng tui không biết chứ tui thì hình như nói không ít mỗi khi bạn bè bắt đúng tần số của tui. Ông ngoại tui thường mắng tui là:
- Cái thằng ni răng mà hắn nói không để miệng đâm da non.
Chẳng lẽ ai nói ít thì miệng nhiều da non hay răng? Tui thực không biết! E là phải nhờ mấy nhà sinh vật học giải thích cho điều này mới được.
Trên đây tui đã nói đến cái công dụng của ớt làm chảy nước miếng nhiều và do đó làm thức ăn trở nên ngon miệng hơn. Nay xin nói về những đặc tính của ớt trên phương diện y học. Có thời gian tui làm việc ở tỉnh Bình Tuy gần căn cứ Bốn, khu Rừng Lá trên đường từ Saigòn ra Phan Thiết, tui có dịp tiếp xúc với các giáo viên dạy học vùng Rừng Lá này. Họ ăn ớt nhiều đến nổi tui từng tự phụ là người Việt gốc ớt mà cũng phải ngả mũ ra chào thua. Họ nhậu rượu đế đổ trong thau nhựa trộn chung với nước ngọt xá xị và mồi nhấm rượu chỉ là môt mâm trái cóc và một tô muối ớt, ớt nhiều hơn muối. Họ ăn ớt không những để món ăn khoái khẩu hơn mà còn dùng ớt như một phương thuốc trị bênh sốt rét vì người nào cũng bị chứng bệnh này hành hạ và chỉ nhờ có ớt mà căn bệnh thuyên giảm dần dần. Chắc các bạn đã từng nghe hai câu thơ nói về Rừng Lá:
Ngày anh đi, rừng em chưa xanh lá
Ngày anh về rừng lá đã xum xuê
Và hai câu thơ đối lại:
Ngày em đi, anh còn như trái ớt
Ngày em về thì ớt lớn bằng khoai.
Mới đây, tôi lại đọc được mẫu tin loan báo đại học UCLA và các khoa học gia người Nhật vừa khám phá ra ớt trị được căn bênh ung thư tiền liệt tuyến. Các tế bào ung thư đã bị chất cay của ớt tiêu huỷ dần dần. Thật là một tin mừng gây phấn khởi cho những con dân gốc Huế.
Trong cảnh Cali mưa buồn nhớ mùa mưa xứ Huế, tôi thèm ăn một tô bún bò với ớt cay xé họng và tôi lẩm cà lẩm cẩm nghĩ rằng không biết ai là người đầu tiên tìm ra cây ớt trong rừng cây nhiệt đới và ai là người đầu tiên nếm thử trái ớt. Không biết lúc bấy giờ người đó có nhảy nhỏm người lên vì vị cay xé nồng của ớt và có lo cuống cuồng vì sợ ăn nhằm chất độc không. Nếu biết được vị tiền nhân nào tìm ra và nếm trái ớt đầu tiên trên trần thế thì tui sẽ xin bàn dân thiên hạ tôn ông ta là vị Thần Bếp hay nói văn hoa Hán(g) rộng thì ông ta thật xứng đáng được phong làm Trù Thần trên cỏi thế.
Hoan hô ớt !

 Xe lam Sài Gòn: Chỉ còn là hoài niệm!

Thập niên 60 của thế kỷ trước, đặt chân đến Sài Gòn ai mà không bị “hớp hồn” bởi một đô thành phồn hoa đô hội bậc nhất với những đại lộ thênh thang, dập dìu xe cộ nhưng rất thông thoáng. Phương tiện đi lại trên đường phố Sài Gòn chủ yếu là xe đạp - xe gắn máy chỉ có vài loại phân khối nhỏ (50cc trở xuống) như Honda Damme dành cho nữ, Honda SS67 dành cho nam; xe máy đạp có Vélo Solex, Mobylette... Đặc trưng của phương tiện giao thông công cộng ở Sài Gòn lúc này ngoài xe xích lô “truyền thống” chỉ có thể là xe lam. Loại xe chở khách ba bánh Lambro 550 và Lambretta. Hồi đó lộ trình xe lam giăng kín Sài Gòn như xe buýt sau này, nhưng điểm khác biệt của xe lam là không có trạm dừng cố định cho khách lên xuống. Ai muốn đi xe lam cứ việc ra sát vệ đường vẫy tay đón. Xe dừng lại bất cứ chỗ nào cho khách xuống!

Xe lam chở hoa Tết vào nội thành
Thiết kế của xe lam chở khách khá đặc biệt, chia làm hai “toa” hẳn hoi. Phần đầu xe là nơi tài xế ung dung ngồi một mình để cầm cái càng lái giống như ghi-đông xe gắn máy, mặc dù chở tới cả chục người nhưng xe lam cũng vô số tay như xe hai bánh Lambretta. Dưới ghế ngồi của bác tài là thùng chứa máy xe, hễ xe chết máy hay “xịch đụi” là bác tài phải nhảy xuống đường mới giở yên lên được rồi dùng một sợi dây thừng kéo cho máy nổ (giống như vận hành máy phát điện gia đình) hoặc tra dầu, chùi bu-gi cho máy xe. Lúc đông hành khách, “toa” sau hết chỗ, bác tài cũng sẵn sàng ngồi thu gọn lại ngay giữa yên để có thêm chỗ cho vài ba vị khách ngồi ké vào hai bên, vai kề vai với tài xế rất thân tình. Vô số chuyện tiếu lâm được sáng tác từ thiết kế “buồng lái mở” độc đáo này. Điển hình là chuyện sau: trên chuyến xe lam đông khách, hai bên bác tài là hai bà khách sồn sồn đang ngồi kề vai tựa vế, bỗng đâu xe “pan” (chết máy), bác tài nói: “Hai bà xuống cho tui đạp máy cái coi”, là người miền Nam nên bác tài phát âm “đạp máy” giống như “đạp mái” khiến hai bà hàng bông sửng cồ tru tréo: “Tổ cha ông chớ... giữa đường giữa sá mà đòi đạp mái!”.

Thùng xe phía sau chở được khoảng 8 đến 10 hành khách. Khách ngồi trên hai hàng ghế dài đặt dọc theo thùng xe, song song nhau. Nếu hai người đối diện đều “chân dài” thì bốn đầu gối thế nào cũng đụng nhau lốp cốp mỗi khi xe lam thắng gấp, không muốn khua thì hai cặp giò phải lồng so le vào nhau trông rất “âu yếm”, khéo liên tưởng một chút thì chẳng khác gì cảnh “nóng” trong phim ảnh! Có bữa “hên”, tôi - cậu học trò đệ nhứt cấp (cấp hai) tình cờ được ngồi “so le đầu gối” với mấy cô nữ sinh diện áo dài quần lụa trơn mát, cảm giác rất... biết ơn xe lam! “Hên” nữa, có hôm tôi ngoắc nhằm chuyến xe lam đầy nhóc khách, chú bé lơ xe nhanh nhảu hô to: “Bà con khép chân vô giùm” rồi nhét tôi ngồi ở khoảng trống hiếm hoi giữa hai hàng ghế, nơi có những cặp đùi thiếu nữ mát rười rượi không biết cất đi đâu, thế là khách cứ ngây ngất mơ cho chuyến xe lam chạy thật chậm và con đường thì dài vô tận... Nhưng có hôm “đi không coi ngày”, vớ trúng hai bà bán thịt cá tan chợ đón xe lam về nhà, ngồi “kề vai tựa vế” giữa hai bà chừng vài cây số là bao nhiêu mùi chợ búa đã lây sang hết quần áo của mình. Không ít lần khách phải ngồi giữa hai hàng gối vế, mặt quay về phía sau xe, chân thò ra ngoài buông thõng xuống mặt đường. Xe lam trữ tình, hài hước và lếch thếch là vậy!

Trong khi dàn đầu của xe lam có bộ dạng giống mặt một chú hề vui nhộn thì ở thùng xe phía sau biết bao câu chuyện “tâm lý - tình cảm - xã hội” lâm ly diễn ra. Lạ là trên cái phương tiện rẻ tiền, dằn xóc, chật ních như xe lam mà cũng nảy sinh được không ít những câu chuyện tình lãng mạn. Chàng trai tình cờ ngồi kề cô gái không quen biết, tức cảnh sinh tình anh bèn ngân nga một bài nhạc bình dân rất nổi tiếng: “Trên chuyến xe lam đông người chiều nao. Xui mình không quen mà ngồi bên nhau. Trời mang nhiều trớ trêu chi. Người chưa hề biết quen gì. Sao ngồi gần như tình nhân si...”. Ngồi sát rạt nhau dễ nảy sinh tình cảm bất ngờ nhưng cũng dễ nảy nở... tệ nạn, nếu chàng mê mẩn hóa ngây ngây dại dại thì coi chừng khi xuống xe cái bóp đã không cánh mà bay theo “người tình lỡ”!

Đi xe lam ngồi thò chân ra ngoài là… bình thường
Sài Gòn - TPHCM phát triển rất nhanh, cứ khoảng chục năm là “xếp xó” một vài loại phương tiện công cộng. Nếu khoảng thập niên 1950 người Sài Gòn vẫn còn thấy xe thổ mộ (xe ngựa) ra vô chợ Bến Thành thì đến những năm đầu 1960 xích lô đạp, xích lô máy là phương tiện vận chuyển thuộc hàng “VIP”. Thập niên 1960 sang đầu thập niên 1970, xe lam cùng taxi chiếm lĩnh đường phố, kế đó là sự xuất hiện của xe buýt... Tưởng xe lam đã trở thành dĩ vãng, nhưng gần đây khi thực trạng giao thông trở nên rối tinh rối mù, đường phố liên tục kẹt cứng thì không ít người đã nhớ đến chiếc xe “vừa trữ tình vừa lếch thếch” một thời. Ở nhiều thành phố trên thế giới, từ bến xe bus hay metro người ta thoải mái đi bộ tới chỗ làm việc hoặc về nhà nhưng ở ta thì vỉa hè đã bị chiếm cứ để buôn bán hoặc dựng xe, việc cuốc bộ rất khó khăn vì phải vượt nhiều “chướng ngại vật”! Các khoảng cách đó cần được nối lại bằng loại xe truyền thống của Sài Gòn trước đây là xe lam. Xe lam có thể len lỏi trong những đường phố nhỏ, chật chội vốn là “đặc sản” của Sài Gòn. Một hãng xe nội địa có thể dễ dàng thiết kế, đóng mới loại “xe lam” chở 8 - 10 người, sử dụng máy xe gắn máy đời mới loại 250 phân khối. Xe buýt lớn sẽ vận chuyển khách ở ngoài khu trung tâm thành phố; còn ở các quận 1, 3, 5, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận... “xe lam đời mới” sẽ dệt mạng lưới chuyên chở từng người dân thành phố đến tận cửa nhà hay đầu hẻm, qua đó giảm đáng kể lượng xe taxi đang tràn ngập... Xe buýt cỡ lớn không vào trung tâm, lượng xe taxi giảm mạnh đồng nghĩa với việc TPHCM có thể “hạ nhiệt” nạn kẹt xe trầm kha lâu nay.

Biết đâu xe lam sẽ trở lại thời hoàng kim! Chỉ tiếc “xe lam đời mới” chắc thiết kế thùng xe rộng rãi hơn nên sẽ không còn cảnh hành khách “kề vai cọ vế” lãng mạn của xe lam truyền thống. Bởi vậy sẽ có nhiều người, giống như tôi, vẫn nhớ làm sao những chuyến xe lam Sài Gòn thập niên 1960! 

HỒ THI CA