Khi ở quê nhà đang lập Đông thì nơi đây mùa Thu mới đi được một đoạn,
thời tiết dịu hẳn, trời xam xám, nắng nhợt nhạt, lá vàng dần, sáng rải
rác sương mù, chiều gió heo may lành lạnh, cảnh vật buồn buồn, mùa Thu
luôn mang vẻ đẹp não nùng của sương phụ nhìn từ xa, đẹp mong manh và úa
dần. Mùa Thu cũng có nhiều tiếng ho húng hắng, sụt sùi đi đâu cũng gặp,
khi mùa cúm đang vào chính vụ. Mùa Thu lại bắt đầu cho những ngày lễ hội
Halloween, Thanksgiving, Christmas, New Year và cũng là mùa mua sắm
tưng bừng kéo dài đến cuối năm.
* Bây giờ thời tiết thì vậy chứ thật ra ngay từ đầu mùa hơn một tuần lễ trời nóng bức, nắng gắt tưởng như mùa Hạ kéo dài thêm. Thời tiết thất thường năm nào cũng có chẳng lạ, chỉ khác chăng năm nay với người mình tình cờ cùng thời điểm trùng hợp với cơn nóng thời sự ở Hong Kong, sinh viên học sinh(SVHS) biểu tình đòi quyền tự quyết trong bầu cử quan chức địa phương; nóng bỏng chẳng kém cái giàn khoan đầu Hạ qua nếu không muốn nói là hơn vì được quan tâm trên toàn thế giới qua các đài truyền hình quốc tế đêm nào cũng điểm tin. Quan tâm cũng phải, từ quan hệ đảo điên, xảo quyệt, hư thực giữa VN và Trung Quốc biết đâu từ HK may ra tránh được thêm 1000 năm nữa cho dù là thật hão huyền. Nhớ năm 1997 qua TV nhìn cảnh trao trả HK cho Trung Quốc sau gần 100 năm thuộc địa của Anh, ai cũng nghĩ HK thế là xong, rồi cũng sẽ chóng thành "Đời cô Lựu" như miền Nam sau năm 75, vậy mà đến nay sau 17 năm HK vẫn còn được những phản ứng như vậy thật đáng kinh ngạc và thầm phục cho dân HK nhất là những SVHS, đâu như ở VN toàn rã rời buông thỏng, nói phét thành thần...bia rượu.
Nhìn hình ảnh biểu tình của SVHS HK lòng không khỏi chùng lại. Nhớ cách đây cũng đã gần nửa thế kỷ, miền Nam cuối thập niên 60 đến đầu 70 cũng phong trào SVHS chống chiến tranh, chống Mỹ, chống chính quyền lên đến đỉnh điểm và dường như chỉ có quy mô ở Sài Gòn và Huế là hai nơi tập trung những trường đại học và trung học lớn nhất nước. Nay nhìn hình ảnh nầy ở HK, tuy khác mục đích, bối cảnh nhưng có những nét hao hao. Cũng giòng người đông đúc tràn ngập đường phố, cũng những gương mặt non choẹt thân hình gầy gò đó tay giương cao biểu ngữ, cũng vài gương mặt lãnh đạo đầy nhiệt huyết gào to tuyên ngôn, tuyên cáo và rồi cũng là những cảnh sát trấn áp biểu tình. Thời đó ở Huế và Sài Gòn SVHS biểu tình bạo liệt hơn, va chạm với cảnh sát dã chiến, đốt xe Mỹ..., cảnh sát thì mặt nạ chó, khiên, dùi cui và lựu đạn cay...có khi hai bên đỗ máu. Nói thì nghe vậy chứ ngẫm lại chính quyền miền Nam hiền lành quá, thời điểm đó ở Đại Hàn SVHS biểu tình chính quyền bắn chết cả hàng trăm, tan nát phong trào. Hiền quá hóa thành hèn, chính quyền gì mà như đứa bé chơi đốt pháo, đốt tưng bừng, đến khi hết pháo vừa nghe tiếng chó sủa đã sợ co vòi lại, mới nhe nanh chưa cắn đã co giò chạy mất đất, không mất nước mới lạ.
Đúng sai không cần bàn, lịch sử sẽ chứng minh sau, nhưng rõ ràng lúc nào phong trào SVHS cũng tiên phong trong những sự kiện chính trị trong mọi nước. Trẻ, nhiệt huyết bừng bừng, không biết sợ tranh đấu tới cùng, tuy nhiên ngoài một thiểu số đã định hướng chính trị rõ còn đa số thường theo cảm tính nhất thời, cũng thấy mục đích tranh đấu là đúng là đẹp nhưng có lẽ chính là để phát tiết cái năng lượng dồi dào của tuổi trẻ đang bị ức chế. Cũng những chàng thanh niên đó hô hào chống Mỹ tay vẫn cầm điếu thuốc Winston, Malboro, Camel, Kool...hộp quẹt Zippo, mặc quần Kaki Mỹ, đeo kiếng Pilot.. Chống chiến tranh, chống chính quyền nhưng chỉ vài năm sau khi nhập ngũ trở về lại hãnh diện với lon sĩ quan trên vai và hào hứng kể chuyện chiến trường, cũng những thiếu nữ đó tuần sau lại âu yếm khoác tay người yêu đang là sinh viên sĩ quan Đà Lạt, mơ ngày ngồi xe Jeep đi chợ. Không chừng tuổi trẻ nơi nào cũng như nhau và tình hình HK e rồi cũng vậy. Chỉ sau 10 ngày đã dịu đi, phong trào có chiều nhượng bộ chính quyền, sẽ dai dẳng chưa mất hẳn nhưng sẽ mất từ từ. Bây giờ tin tức các báo đài cũng thưa dần, họa chăng có chuyển biến lớn nào mới được quan tâm trở lại, phong trào ở HK rất khó lòng đối phó nổi với một chính quyền vừa mạnh vừa thừa kinh nghiệm lẫn sự nhẫn tâm, may lắm không lặp lại một Thiên An Môn thì cũng sẽ theo kịch bản con trăn siết dần con mồi, dần cho mềm xương ra rồi nuốt trọng, tiêu hóa từ từ, xong.
*Mùa Hạ qua một nhà văn miền Nam Nguyễn Xuân Hoàng đã ra đi, đầu Thu lại có chuyện lạ kỳ về một nhà văn miền nam lão thành khác, tuy chưa mất nhưng cũng xem như không còn hiện diện vì đã bị bịnh mất trí nhớ, nhà văn Võ Phiến, một trong những nhà văn có đời sống hiền lành, nghiêm túc và gây dấu ấn mạnh trong nền văn học miền Nam, một nền văn học đa dạng, phong phú mà có một thời rất nhiều kẻ muốn xóa mà không xóa nổi. Chuyện lạ kỳ và khó tin là thằng con nghe đâu cũng là nhà văn, bút hiệu Thu Tứ, lại đem tác phẩm cha mình, Võ Phiến về xuất bản tại VN nhưng tự ý cắt bớt nhiều đoạn tự cho là không phù hợp, còn tệ hại hơn là viết bài đăng trên báo VN tố cha mình có lập trường chống cọng(xem ở đây). Nhiều phản ứng của nhiều nhà văn hải ngoại trong đó đáng chú ý là bài viết của tác giả Kiều Phong( Lê Tất Điều) cũng là nhà văn lão thành miền Nam và bạn thân thiết với gia đình Võ Phiến (xem tại đây). Dù vì bất kỳ lý do gì thì việc người con cư xử với cha như vậy thật cực kỳ khốn nạn, đến nổi có người nói đây là cuộc đấu tố cha trong văn chương. Điều càng lạ hơn là thằng con nầy đang ở Mỹ và đã đi du học, tốt nghiệp một trường kỹ thuật khá danh tiếng ở Mỹ và càng khốn nạn đến phát tởm là đợi đến khi cha mình đã mất trí nhớ không còn khả năng đối đáp thì mới hành xử như vậy. Môt nhà văn cũng là nhà khoa học mà không lường được việc mình làm sẽ thân bại danh liệt, ngay cả những người trong nước cho dù có được chút lợi gì đó nhưng thâm tâm cũng khinh miệt thằng nầy như thường, có lẽ đây là một dạng tâm thần gây si ngốc.
* Đầu Thu giữa tuần được xem video clip lần tổ chức hội ngộ bạn bè Luật khoa Huế xưa tổ chức tại Sài Gòn. Video dài hơn 1 giờ nên chỉ xem lướt qua. Điều cần ghi nhận là buổi hội ngộ được tổ chức nghiêm túc, khá bài bản, đặc biệt mời được bốn thầy dạy cũ, riêng nội dung thì cũng na ná như các cuộc hội ngộ khác, cũng diễn văn thương nhớ trường xưa, tri ơn thầy, bạn bè tay bắt mặt mừng, sau 40 năm dù sói tóc bạc đầu, da mồi răng rụng vẫn nói cười hể hả, cũng văn nghệ cây nhà lá vườn, các nàng bà nội bà ngoại cũng cố gắng hát hò, chịu khó ưỡn qua ẹo lại tưng tưng rất ngộ và các ông thì...dzô 100%. Cũng rất hay, có dịp để gặp gỡ bạn xưa và như nhắc nhở có một thời đã có một trường Luật ở Huế như thế.
Tưởng vậy là xong, cuối tuần một ông bạn cũng cựu sv Luật Huế, lớp đàn anh gọi điện hỏi, đã xem video clip Luật chưa, trả lời rồi, lại hỏi, xem kỹ chưa, có chú ý đến lời thầy Bách phát biểu không. Ngớ cả người, chỉ xem lướt qua, có nhận ra thầy Bách vẫn còn quá mạnh, vẫn giọng Bắc sang sảng nhưng tưởng chắc thầy cũng nói đôi lời khách sáo thường lệ, vậy là lại phải xem lần nữa. Trong video hội ngộ Luật Huế có 4 thầy, Nguyễn Mạnh Bách, Trần Anh Tuấn, Trần Trọng Hân, Phan Hoàng Quí, thấy mấy thầy vẫn còn mạnh khỏe, không chừng còn trẻ hơn vài cựu sinh viên già trước tuổi, xưa mấy thầy dạy còn trẻ chỉ trên dưới 30, khi càng già độ chênh lệch tuổi 10 năm dường như ngắn lại. Nhớ thầy Bách và thầy Nguyễn Toại dạy Dân Luật hai thầy đều giọng Bắc, thầy Bách giọng sang sảng, thầy Toại giọng đều đều, môn nầy học thầy nào cũng chán, giá trường Luật đừng có môn nầy thì dễ chịu biết bao, tiếc thay đây là môn xương sống của trường Luật. Thầy Hân dạy Kinh tế, dạy cũng chẳng mấy hấp dẫn, sau nầy cùng làm chung trong ngân hàng một thời gian khá lâu, chính nơi đây mới bộc lộ khả năng của thầy Hân, điều hành ngân hàng rất thành công mà vẫn được kính nễ như thầy giáo. Thầy Tuấn dạy môn Chính trị, học Mỹ về nên cấp tiến, course ít giảng nhiều,cuối khóa chỉ định sinh viên chọn 1 cuốn sách rồi viết tiểu luận. Thầy Quý thì dạy môn nhiệm ý, nhớ tuần học 1 giờ ở giảng đường Khoa Học (Morin), thầy vừa tu nghiệp Mỹ về lại đang có phong trào Hippies nên lên giảng đường thầy hay mặc áo thun quần jean để tóc dài gần chấm vai. Thầy nào dạo đó vẫn còn trẻ, chỉ ở độ tuổi trên 30.
Bài phát biểu của thầy Bách ngắn gọn nhưng khá súc tích, ý tứ nhắn nhủ rõ ràng. Có thể tóm lại nội dung phát biểu như sau:
-Tự hỏi, không biết sau khi rời trường Luật 40 năm thì trong chúng ta còn lại điều gì đã học hỏi. Tôi thấy rằng trong thời gian học Luật chúng ta cùng nhau nghiên cứu những quy tắc pháp luật về hợp đồng, về trách nhiệm dân sự, về gia đình, về thừa kế….rất nhiều nguyên tắc, nhưng bao trùm lên trên tất cả nguyên tắc đó , mục đích của luật pháp là công bằng công lý .
- Định nghĩa công lý từ xa xưa: công lý là trao trả cho mọi người cái mà họ được hưởng, đó là mục đích của luật pháp.
-Sau 75 khi học khóa chủ nghĩa Mac-Lenin thì được cho biết định nghĩa và mục đích của luật pháp là để trấn áp, luật pháp trong tay nhà cầm quyền là để trấn áp. Cái quan niệm đó nay đã lỗi thời bằng chứng trên báo chí công an đánh đập người trái phép thì bị xử phạt, chánh án xử sai thì phải xin lỗi.
- Nhắc lời một nhà xã hội học đã nói: Văn hóa là những gì còn lại sau khi chúng ta quên hết. Đã là người học Luật chúng ta phải cố gắng thực hiện công bằng và công lý."
Lời cuối cũng là lời nhắc cái còn lại sau 40 năm của sinh viên Luật khoa Huế.
Từ hồi giảng ở giảng đường cho đến 40 năm sau các thầy nói cái gì cũng đúng. Tiếc thay chỉ khác nhau thời điểm nói, nếu ngay sau 75 nói được điều nầy là can đảm, bây giờ mà nói lại là quá muộn để thực hiện nếu muốn, một khi chỉ cần nhấc lên đọc một tờ báo chính thống thì đã thấy công bằng và công lý vẫn mãi còn rong chơi xứ khác chưa hẹn ngày về.
Mới đầu Thu đã đa sự, hết Thu không biết còn điều gì nữa không./.
* Bây giờ thời tiết thì vậy chứ thật ra ngay từ đầu mùa hơn một tuần lễ trời nóng bức, nắng gắt tưởng như mùa Hạ kéo dài thêm. Thời tiết thất thường năm nào cũng có chẳng lạ, chỉ khác chăng năm nay với người mình tình cờ cùng thời điểm trùng hợp với cơn nóng thời sự ở Hong Kong, sinh viên học sinh(SVHS) biểu tình đòi quyền tự quyết trong bầu cử quan chức địa phương; nóng bỏng chẳng kém cái giàn khoan đầu Hạ qua nếu không muốn nói là hơn vì được quan tâm trên toàn thế giới qua các đài truyền hình quốc tế đêm nào cũng điểm tin. Quan tâm cũng phải, từ quan hệ đảo điên, xảo quyệt, hư thực giữa VN và Trung Quốc biết đâu từ HK may ra tránh được thêm 1000 năm nữa cho dù là thật hão huyền. Nhớ năm 1997 qua TV nhìn cảnh trao trả HK cho Trung Quốc sau gần 100 năm thuộc địa của Anh, ai cũng nghĩ HK thế là xong, rồi cũng sẽ chóng thành "Đời cô Lựu" như miền Nam sau năm 75, vậy mà đến nay sau 17 năm HK vẫn còn được những phản ứng như vậy thật đáng kinh ngạc và thầm phục cho dân HK nhất là những SVHS, đâu như ở VN toàn rã rời buông thỏng, nói phét thành thần...bia rượu.
Nhìn hình ảnh biểu tình của SVHS HK lòng không khỏi chùng lại. Nhớ cách đây cũng đã gần nửa thế kỷ, miền Nam cuối thập niên 60 đến đầu 70 cũng phong trào SVHS chống chiến tranh, chống Mỹ, chống chính quyền lên đến đỉnh điểm và dường như chỉ có quy mô ở Sài Gòn và Huế là hai nơi tập trung những trường đại học và trung học lớn nhất nước. Nay nhìn hình ảnh nầy ở HK, tuy khác mục đích, bối cảnh nhưng có những nét hao hao. Cũng giòng người đông đúc tràn ngập đường phố, cũng những gương mặt non choẹt thân hình gầy gò đó tay giương cao biểu ngữ, cũng vài gương mặt lãnh đạo đầy nhiệt huyết gào to tuyên ngôn, tuyên cáo và rồi cũng là những cảnh sát trấn áp biểu tình. Thời đó ở Huế và Sài Gòn SVHS biểu tình bạo liệt hơn, va chạm với cảnh sát dã chiến, đốt xe Mỹ..., cảnh sát thì mặt nạ chó, khiên, dùi cui và lựu đạn cay...có khi hai bên đỗ máu. Nói thì nghe vậy chứ ngẫm lại chính quyền miền Nam hiền lành quá, thời điểm đó ở Đại Hàn SVHS biểu tình chính quyền bắn chết cả hàng trăm, tan nát phong trào. Hiền quá hóa thành hèn, chính quyền gì mà như đứa bé chơi đốt pháo, đốt tưng bừng, đến khi hết pháo vừa nghe tiếng chó sủa đã sợ co vòi lại, mới nhe nanh chưa cắn đã co giò chạy mất đất, không mất nước mới lạ.
Đúng sai không cần bàn, lịch sử sẽ chứng minh sau, nhưng rõ ràng lúc nào phong trào SVHS cũng tiên phong trong những sự kiện chính trị trong mọi nước. Trẻ, nhiệt huyết bừng bừng, không biết sợ tranh đấu tới cùng, tuy nhiên ngoài một thiểu số đã định hướng chính trị rõ còn đa số thường theo cảm tính nhất thời, cũng thấy mục đích tranh đấu là đúng là đẹp nhưng có lẽ chính là để phát tiết cái năng lượng dồi dào của tuổi trẻ đang bị ức chế. Cũng những chàng thanh niên đó hô hào chống Mỹ tay vẫn cầm điếu thuốc Winston, Malboro, Camel, Kool...hộp quẹt Zippo, mặc quần Kaki Mỹ, đeo kiếng Pilot.. Chống chiến tranh, chống chính quyền nhưng chỉ vài năm sau khi nhập ngũ trở về lại hãnh diện với lon sĩ quan trên vai và hào hứng kể chuyện chiến trường, cũng những thiếu nữ đó tuần sau lại âu yếm khoác tay người yêu đang là sinh viên sĩ quan Đà Lạt, mơ ngày ngồi xe Jeep đi chợ. Không chừng tuổi trẻ nơi nào cũng như nhau và tình hình HK e rồi cũng vậy. Chỉ sau 10 ngày đã dịu đi, phong trào có chiều nhượng bộ chính quyền, sẽ dai dẳng chưa mất hẳn nhưng sẽ mất từ từ. Bây giờ tin tức các báo đài cũng thưa dần, họa chăng có chuyển biến lớn nào mới được quan tâm trở lại, phong trào ở HK rất khó lòng đối phó nổi với một chính quyền vừa mạnh vừa thừa kinh nghiệm lẫn sự nhẫn tâm, may lắm không lặp lại một Thiên An Môn thì cũng sẽ theo kịch bản con trăn siết dần con mồi, dần cho mềm xương ra rồi nuốt trọng, tiêu hóa từ từ, xong.
*Mùa Hạ qua một nhà văn miền Nam Nguyễn Xuân Hoàng đã ra đi, đầu Thu lại có chuyện lạ kỳ về một nhà văn miền nam lão thành khác, tuy chưa mất nhưng cũng xem như không còn hiện diện vì đã bị bịnh mất trí nhớ, nhà văn Võ Phiến, một trong những nhà văn có đời sống hiền lành, nghiêm túc và gây dấu ấn mạnh trong nền văn học miền Nam, một nền văn học đa dạng, phong phú mà có một thời rất nhiều kẻ muốn xóa mà không xóa nổi. Chuyện lạ kỳ và khó tin là thằng con nghe đâu cũng là nhà văn, bút hiệu Thu Tứ, lại đem tác phẩm cha mình, Võ Phiến về xuất bản tại VN nhưng tự ý cắt bớt nhiều đoạn tự cho là không phù hợp, còn tệ hại hơn là viết bài đăng trên báo VN tố cha mình có lập trường chống cọng(xem ở đây). Nhiều phản ứng của nhiều nhà văn hải ngoại trong đó đáng chú ý là bài viết của tác giả Kiều Phong( Lê Tất Điều) cũng là nhà văn lão thành miền Nam và bạn thân thiết với gia đình Võ Phiến (xem tại đây). Dù vì bất kỳ lý do gì thì việc người con cư xử với cha như vậy thật cực kỳ khốn nạn, đến nổi có người nói đây là cuộc đấu tố cha trong văn chương. Điều càng lạ hơn là thằng con nầy đang ở Mỹ và đã đi du học, tốt nghiệp một trường kỹ thuật khá danh tiếng ở Mỹ và càng khốn nạn đến phát tởm là đợi đến khi cha mình đã mất trí nhớ không còn khả năng đối đáp thì mới hành xử như vậy. Môt nhà văn cũng là nhà khoa học mà không lường được việc mình làm sẽ thân bại danh liệt, ngay cả những người trong nước cho dù có được chút lợi gì đó nhưng thâm tâm cũng khinh miệt thằng nầy như thường, có lẽ đây là một dạng tâm thần gây si ngốc.
* Đầu Thu giữa tuần được xem video clip lần tổ chức hội ngộ bạn bè Luật khoa Huế xưa tổ chức tại Sài Gòn. Video dài hơn 1 giờ nên chỉ xem lướt qua. Điều cần ghi nhận là buổi hội ngộ được tổ chức nghiêm túc, khá bài bản, đặc biệt mời được bốn thầy dạy cũ, riêng nội dung thì cũng na ná như các cuộc hội ngộ khác, cũng diễn văn thương nhớ trường xưa, tri ơn thầy, bạn bè tay bắt mặt mừng, sau 40 năm dù sói tóc bạc đầu, da mồi răng rụng vẫn nói cười hể hả, cũng văn nghệ cây nhà lá vườn, các nàng bà nội bà ngoại cũng cố gắng hát hò, chịu khó ưỡn qua ẹo lại tưng tưng rất ngộ và các ông thì...dzô 100%. Cũng rất hay, có dịp để gặp gỡ bạn xưa và như nhắc nhở có một thời đã có một trường Luật ở Huế như thế.
Tưởng vậy là xong, cuối tuần một ông bạn cũng cựu sv Luật Huế, lớp đàn anh gọi điện hỏi, đã xem video clip Luật chưa, trả lời rồi, lại hỏi, xem kỹ chưa, có chú ý đến lời thầy Bách phát biểu không. Ngớ cả người, chỉ xem lướt qua, có nhận ra thầy Bách vẫn còn quá mạnh, vẫn giọng Bắc sang sảng nhưng tưởng chắc thầy cũng nói đôi lời khách sáo thường lệ, vậy là lại phải xem lần nữa. Trong video hội ngộ Luật Huế có 4 thầy, Nguyễn Mạnh Bách, Trần Anh Tuấn, Trần Trọng Hân, Phan Hoàng Quí, thấy mấy thầy vẫn còn mạnh khỏe, không chừng còn trẻ hơn vài cựu sinh viên già trước tuổi, xưa mấy thầy dạy còn trẻ chỉ trên dưới 30, khi càng già độ chênh lệch tuổi 10 năm dường như ngắn lại. Nhớ thầy Bách và thầy Nguyễn Toại dạy Dân Luật hai thầy đều giọng Bắc, thầy Bách giọng sang sảng, thầy Toại giọng đều đều, môn nầy học thầy nào cũng chán, giá trường Luật đừng có môn nầy thì dễ chịu biết bao, tiếc thay đây là môn xương sống của trường Luật. Thầy Hân dạy Kinh tế, dạy cũng chẳng mấy hấp dẫn, sau nầy cùng làm chung trong ngân hàng một thời gian khá lâu, chính nơi đây mới bộc lộ khả năng của thầy Hân, điều hành ngân hàng rất thành công mà vẫn được kính nễ như thầy giáo. Thầy Tuấn dạy môn Chính trị, học Mỹ về nên cấp tiến, course ít giảng nhiều,cuối khóa chỉ định sinh viên chọn 1 cuốn sách rồi viết tiểu luận. Thầy Quý thì dạy môn nhiệm ý, nhớ tuần học 1 giờ ở giảng đường Khoa Học (Morin), thầy vừa tu nghiệp Mỹ về lại đang có phong trào Hippies nên lên giảng đường thầy hay mặc áo thun quần jean để tóc dài gần chấm vai. Thầy nào dạo đó vẫn còn trẻ, chỉ ở độ tuổi trên 30.
Bài phát biểu của thầy Bách ngắn gọn nhưng khá súc tích, ý tứ nhắn nhủ rõ ràng. Có thể tóm lại nội dung phát biểu như sau:
-Tự hỏi, không biết sau khi rời trường Luật 40 năm thì trong chúng ta còn lại điều gì đã học hỏi. Tôi thấy rằng trong thời gian học Luật chúng ta cùng nhau nghiên cứu những quy tắc pháp luật về hợp đồng, về trách nhiệm dân sự, về gia đình, về thừa kế….rất nhiều nguyên tắc, nhưng bao trùm lên trên tất cả nguyên tắc đó , mục đích của luật pháp là công bằng công lý .
- Định nghĩa công lý từ xa xưa: công lý là trao trả cho mọi người cái mà họ được hưởng, đó là mục đích của luật pháp.
-Sau 75 khi học khóa chủ nghĩa Mac-Lenin thì được cho biết định nghĩa và mục đích của luật pháp là để trấn áp, luật pháp trong tay nhà cầm quyền là để trấn áp. Cái quan niệm đó nay đã lỗi thời bằng chứng trên báo chí công an đánh đập người trái phép thì bị xử phạt, chánh án xử sai thì phải xin lỗi.
- Nhắc lời một nhà xã hội học đã nói: Văn hóa là những gì còn lại sau khi chúng ta quên hết. Đã là người học Luật chúng ta phải cố gắng thực hiện công bằng và công lý."
Lời cuối cũng là lời nhắc cái còn lại sau 40 năm của sinh viên Luật khoa Huế.
Từ hồi giảng ở giảng đường cho đến 40 năm sau các thầy nói cái gì cũng đúng. Tiếc thay chỉ khác nhau thời điểm nói, nếu ngay sau 75 nói được điều nầy là can đảm, bây giờ mà nói lại là quá muộn để thực hiện nếu muốn, một khi chỉ cần nhấc lên đọc một tờ báo chính thống thì đã thấy công bằng và công lý vẫn mãi còn rong chơi xứ khác chưa hẹn ngày về.
Mới đầu Thu đã đa sự, hết Thu không biết còn điều gì nữa không./.