TRONG TIỆM NƯỚC NGƯỜI HOA

LƯƠNG MINH

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại cái không khí cổ xưa nơi mà thuở xưa sáng nào tụi học trò chúng tôi cũng ngồi uống cà phê và nghe phổ ky truyền nhau ơi ới tiếng gọi bàn bằng thứ tiếng Hoa nói lóng rất thú vị mà người Hoa chính gốc nếu không quen cũng không hiểu được


Thế giới tiếng lóng

“Hai hoành thánh mì thoàn dách, lượng co sủi cảo tún lục”. Tiếng rao của anh phổ ky gọi cho anh đầu bếp. Từ đàng xa, người đầu bếp lặp lại tiếng kêu như rao hồi đáp là đã nghe tiếng đặt hàng.
Thoàn dách là bàn số 1 ở giữa, tún lục là bàn số 6 phía bên đông. Còn sủi cảo là bánh xếp nước (hơi giống hoành thánh có hình dẹp). Xưa kia trời vừa hừng sáng, hầu hết các tiệm nước người Hoa, mở tất cả đèn sáng choang, quạt máy 5 – 7 cái quay vù vù, năm ba anh phổ ky hỏi khách dùng chi, lập tức truyền khẩu lệnh gây náo nhiệt cả tiệm.

Họ quy định bên đông và bên tây của tiệm chứ không gọi bên trái và bên phải vì trái phải dễ nhầm do người đứng từ ngoài nhìn vào hay bên trong nhìn ra. Còn đông tây thì được định vị theo hướng mặt trời mọc và lặn. Cứ bên đông thì gọi là tún, bên tây thì gọi là sấy. Chính giữa gọi là thoàn. Tiệm nước thường có ba dãy bàn: đông (tún), tây (sấy) và giữa (thoàn), các số thứ tự thì dùng tiếng Quảng Đông dách, dì, xám, xây, ựng, lục mà kêu tới.

Hủ tiếu tô lớn thì gọi tố phảnh, tô nhỏ ít bánh thì gọi tái phảnh, tức nửa tô. Những từ ngữ dùng trong tiệm nước có cái thông dụng, nhiều người Việt trước đây đi tiệm nhiều cũng biết và nó bị Việt hoá. Thí dụ như dầu chao quảy, xíu mại, hoành thánh…

Ly cà phê đen nhỏ gọi là xây chừng, cà phê đen lớn gọi là tài chừng. Ngày nay uống cà phê không còn dùng ly lớn nên từ tài chừng ít được dùng. Ly nhỏ ở dưới quê dùng uống rượu được gọi là ly xây chừng, có viền chính giữa để hai người uống dễ “cắt đôi”.
Cà phê sữa thì gọi là xây nại, còn sữa nước sôi pha ít cà phê thì gọi là xây bạc sỉu, có chỗ gọi là bạc tẩy sỉu phé, tức sữa nước sôi cho một chút cà phê vào. Đúng ra từ chính thống của cà phê sữa là ca phé nại nhưng tại tiệm nước thì biến tấu thành như thế.

ĐÃNG TÌNH

cách xa vạn dặm
cánh nhạn đưa tin cũng rã rời
tình xuân đã cạn
mộng đời như nắng mùa đông

những con đường xưa vặn vẹo
uốn mình theo cuộc bể dâu

những hàng cây đột tử
ve sầu mất chốn dung thân


những tường thành loang lổ
bám mình từng mảng rêu xanh
người chợt về như cổ tích
rồi theo hoàng hạc mù tăm

phượng vỹ bên giòng sông đó
ai còn nhớ thuở điêu linh

BÂY GIỜ

Nhạc & Lời : HaThuy

 

NƠI TA Ở

nơi ta ở có trăng về phố cổ
đêm mộng quê nhà và mắt người xưa
gởi một đường mây bay về xa thẳm
tận chân trời mây đã về chưa ? 

nơi ta ở bạn bè như ly rượu
tình đầy vơi theo ủy khuất quê người
một ngày chợt hỏi còn hay mất
có khi qua hết cả một đời

HOÀNG HÔN - CUỐI NĂM HOÀNG HÔN

Nhạc & Lời Hà Thủy


CHUYỆN CHỮ NGHĨA

FB Vinhhuy Le


BÀN NHẢM VÀI CÂU THÀNH NGỮ CA DAO


Tiếng Việt có câu thành ngữ tréo ngoe: “Cao chạy xa bay”. Làm ông nọ hay chữ quá, nhận ra ngay đây là dịch “Cao phi viễn tẩu” 高飛遠走 của Tàu, rút từ Hậu Hán Thư; có nghĩa là để lánh thân thì con chim phải bay cho cao, con thú phải chạy cho xa. Thành ra họ đề nghị nên viết lại cho đúng, là “Cao bay xa chạy”.

Sửa vậy đúng thì đúng thiệt, nhưng lại ra lạt lẽo vô duyên vô dùng.

Ông bà mình đúng là đã dịch từ Tàu, nhưng không chịu theo lối mòn, mà dụng phép “chẻ chữ” để dịch. “Xa chạy cao bay” thì hiền lành cục mịch quá, nói chuyện huề vốn. Phải đảo chữ lại, “Cao chạy xa bay” mới tạo ấn tượng, nghe qua là nhớ. Dịch như vậy không hề “phản” chút nào, mà còn trên nguyên bản một bực.

Cách đảo chữ này, Huỳnh Thúc Kháng đã dùng rất đắt, trong thơ tự thọ của ông có hai câu... chướng khí:

Định luận mấy ai da để cọp

Hư sanh cười tớ kén giam tằm

Lãng Nhân Phùng Tất Đắc bàn: “Kén giam tằm đã đành, nhưng da làm sao để cọp? Phải hiểu ngược lại là cọp để da”.

Hơn nữa, tuy nói ngược ngạo vậy, mà người nghe chẳng những hiểu ngay ý mà còn nhớ lâu. Bởi đây là thành ngữ, đọc thành ngữ lên, thường người ta túm lấy cái ý chung của câu, chẳng ai moi móc bẻ họe từng chữ.

Làm theo ông hay chữ nọ thì chẳng riêng thành ngữ này, mà kho tàng tiếng Việt còn phải sửa lại nhiều thành ngữ khác, cho vừa lỗ tai cây của ổng. Như “Quen hơi bén tiếng” phải sửa thành “Quen tiếng bén hơi”. Hoặc “Nhường cơm sẻ áo” thành “Nhường áo sẻ cơm”. “Ruồi bu kiến đậu” phải là “Ruồi đậu kiến bu” mới chuẩn. Thiệt là tình, thứ gì đâu, học cho cố rồi quên luôn cái hay của tiếng mẹ đẻ!

* * *

Ca dao cũng có một câu gần gần kiểu vậy, nhưng đâm bang trật chìa, mà tôi dám cá là hồi nhỏ mới nghe lần đầu, ai cũng thấy hổng xuôi lỗ tai, là câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

SÀI GÒN - PHỐ MÃI CÒN VƯƠNG

 

 

SÀI GÒN- PHỐ MÃI CÒN VƯƠNG


1-những tháng ngày sao mong manh

những tháng ngày qua sống trong nỗi buồn tênh

hoang vắng phố phường tiêu điều

những bước chân lẻ loi trên đường vắng im lìm

TỰ KHÚC CHIỀU

 
 
 
Nhạc & Lời : Hà Thủy 
Tiếng hát : Hồng Thoại
 
1.có những lúc buồn như hôm nay
đời qua nhanh quá ngày lại ngày
dấu tình nào năm cũ
vương vấn mãi không thôi
như về từ một chốn mơ hồ

KÝ ỨC THÁNG BA

tháng ba 
giã từ sách vở 
theo giòng đất nước can qua 
sau lưng là cơn bão dữ 
ngày qua giấc mộng Nam Kha 

tháng ba 
cửa nhà khép lại 
ra đi chẳng biết có ngày 
ngoái nhìn cay xè đôi mắt 
hương tàn bàn lạnh từ đây

CHIỀU CAO NGUYÊN


1-ngàn thông xanh nắng chiều vương trên cành

chiều qua nhanh trên những luống hoa vàng

hoa mong manh chờ đợi cánh sương sa

nhìn bóng mây qua làm thoáng động hồn say

NẦY EM - MÙA ĐÔNG

Nhạc & Lời Hà Thủy - Tiếng hát Hồng Thoại