Quê ngoại luôn có cái âm hưởng dịu dàng hơn hẳn quê nội. Xứ mình con gái phải theo chồng có khi phải rất xa quê mình, nay còn đỡ chứ ngày xưa mỗi lần về nhà là lắm gian nan, có khi chỉ cách một con sông, vài khu phố mà một năm chỉ đôi lần về nhà cha mẹ, cái nghĩa vụ làm dâu, thiên chức làm mẹ, lo toan gia đình đã chiếm hết thời gian, đó là chưa kể có những gia đình chồng khắc nghiệt trong cái thành phố một thời đầy phong kiến.
Nhớ ngày xưa còn nhỏ mỗi lần được về quê ngoại là vui không thua chi ngày Tết, cũng phải, con gái xa lâu mới có dịp về, cha mẹ từ nỗi nhớ thành niềm vui nên hết sức dịu dàng, thương yêu săn sóc con lẫn cháu ngoại, được về quê ngoại luôn là cái thú ăn sâu trong tâm thức mỗi người. Con gái thường thương cha mẹ hơn con trai, lại lo lắng cho gia đình cho dù có xa vẫn luôn hướng về, chứ mấy thằng con trai, nhỏ thì ăn như "hạm" như "thúng lủng khu", lớn lên một chút lo chạy rật rật theo gái, lấy vợ thì bị vợ con quay như chong chóng lấy quái gì lo nổi mẹ cha, có thương thì cũng "lực bất tòng tâm", làm cho cha mẹ đỡ lo là mừng lắm rồi. Thời buổi bây giờ đã khác nhiều, phụ nữ thoải mái tự do hơn, ngay ở trong nước và nhất là ở xứ người, nhưng với người mình rồi cũng na ná như xưa chỉ khác nhau về mức độ, nên chi khi mần ông ngoại thì hình như cái hành xử với con gái và cháu tuy khác chút hình thức, tiểu tiết nhưng cái tình xem ra cũng như ông ngoại ngày xưa.
Giờ thì đa số bạn bè đã mần ông ngoại, nhớ cách đây 6 năm lần đầu mần ông ngoại, một cảm giác vừa bồi hồi vừa ngượng ngập, trời đất, ông ngoại quái gì mà vẫn còn mơ với mộng, tình với tự, ăn với nhậu, gặp ai đẹp cũng muốn rước về mần bà ngoại nhỏ. Dần cũng quen bây giờ 3 đứa rồi bắt đầu "tự thị", độ 4 năm trước thằng bạn ở quê nhà hớn hở báo tin, tau vừa có cháu ngoại, liền cười hehe, vậy mà cũng khoe cháu tau sắp vô đại học, làm hắn hết hồn, rồi thì "cười người hôm trước hôm sau người cười", có lão bạn mới quen cùng độ tuổi nghe vậy cười ruồi, cháu tui sắp lấy vợ, mình thì nói chơi mà lão nầy luôn nghiêm túc coi bộ nói thiệt, đành chịu thua, độ chừng lão nầy chắc phải lấy vợ lúc 17 tuổi. Cách đây 1 năm có lão bạn tận xứ Nam Cực(Úc) hớn hở khoe, tui mần ôn ngoại rồi, lão Cực nầy là nhà Toán học, thương cháu đến mức mới 6 tháng khoe đang dạy cháu mần Toán, kiểu nầy là lão nói dóc quê mình còn gọi là nói phách tấu, dạy, có mà dạy lão đếm ngày mấy cái tả còn chưa xong; chưa hết khi cháu lão 9 tháng, một lần lão phàn nàn bà ngoại gì đó hơi to tiếng con bé binh bà ngoại xông tới đá lão “te tua” khiến lão phải la làng nhờ bác sĩ tâm lý giải thích "vì răng, vì răng mà hắn khôn rứa"(sic), lão khoe cháu thật khéo. Có lão bạn chủ một tiệm Bún bò Huế khá tài hoa đàn ca, thơ văn rành rẽ, thấy bạn bè có cháu ngoại lão bực bội lắm, thua kém bạn bè bực cũng phải, lão ta quên là dễ chi có cháu ngọai, vừa rồi đã có cháu ngoại trai lão cưng lắm, chỉ mới 6 tháng là lão khoe dạy cháu đàn, hát, ngâm thơ, lại còn thường vọc chim mong cho "hoành tráng" sau nầy gái mê tới chỉ, lão nầy cưng cháu hơi quá quắt. Thì ra khi mới mần ông ngoại ai rồi cũng có những biểu hiện rất lạ lùng thú vị.
Chẳng biết mần ông ngoại vui hay rầu vì thấy mình già, nhưng đến một tuổi ai cũng mong có cháu, có ông anh và mấy đứa bạn con cái đã lớn, ở xứ người quan niệm sống cấp tiến con gái mãi chưa chịu lấy chồng, trai thì chưa lấy vợ, tuổi đã lớn thấy bạn bè con cháu đầy đàn mình hiu quạnh cũng xót thân, bởi mới nói dễ chi mần ông ngoại. Nhưng vậy cũng đỡ, sớm muộn rồi cũng có, còn có mấy thằng bạn thấy mà thương. Có thằng rong chơi suốt, dự sinh nhật rồi đám cưới con bạn bè không biết bao nhiêu lần, một ngày sực hoảng hốt lấy vợ muộn đến giờ đã 60 con gái đầu mới 13, đứa út mới…nửa tuổi, có lần ngậm ngùi, nếu được làm ông ngoại lúc đó đã là hơn 7 bó, lên chức ông ngoại quá muộn, như thể thời xưa ông lão 70 mới đi thi Hương. Vậy cũng còn an ủi, có những đứa bạn chỉ có con trai khó hy vọng được làm ông ngoại, nên chi mới có chuyện đùa, một đứa nọ khuyên đứa kia, ngày mai mi lấy thêm vợ, ráng mần răng đẻ con gái, độ chừng 23 năm sau mi có cháu ngoại, lúc đó mi “vưỡn” chưa tới 90 nếu còn sống, làm lão kia tức nghiến răng trèo trẹo.
Mần ông ngoại vui hơn mần ông nội. Con gái thường lấy chồng sớm hơn con trai lại thường không ở chung nhà nên ông ngoại nghe ra vẫn còn “trẻ”, còn mần ông nội là quá già rồi, ngoài thằng con nối dõi tông đường nay thêm đứa cháu, đã có một lại thêm dự trữ, ông nội xem như vào…dĩ vãng, có muốn yêu đời yêu người cũng không còn hứng. Dẫu vậy nói gì thì mần ông ngoại vẫn có vui buồn lẫn lộn. Vui, nhìn cháu chạy loăng quăng, nói ríu rít cũng vui. Buồn, thì còn nắng mà đã là nắng xế hỏi không buồn à. Ngày cuối tuần nhìn cái nắng nhạt dần chiều cuối Hạ chợt nhớ về quê ngoại xưa với những hình ảnh còn rõ nét những ngày nào về quê ngoại, con đường làng rợp bóng tre mặt đường lao xao bóng lá, hàng chè tàu ngỏ vào nhà ngoại, căn nhà gỗ ba gian hai chái lợp ngói âm dương, sân gạch chói lòa ánh nắng, tiếng chim kêu ríu rít trong những chiếc lồng treo trước mái hiên, dáng ông ngoại to cao cười tươi cúi xuống ôm cháu, căn nhà thoảng mùi thuốc Bắc... và những ngày thật sung sướng. Nhớ và buồn biết bao khi ở xứ người những ông ngoại bà ngoại sẽ không bao giờ còn có được một miền quê để cho cháu được về quê ngoại./.
Nhớ ngày xưa còn nhỏ mỗi lần được về quê ngoại là vui không thua chi ngày Tết, cũng phải, con gái xa lâu mới có dịp về, cha mẹ từ nỗi nhớ thành niềm vui nên hết sức dịu dàng, thương yêu săn sóc con lẫn cháu ngoại, được về quê ngoại luôn là cái thú ăn sâu trong tâm thức mỗi người. Con gái thường thương cha mẹ hơn con trai, lại lo lắng cho gia đình cho dù có xa vẫn luôn hướng về, chứ mấy thằng con trai, nhỏ thì ăn như "hạm" như "thúng lủng khu", lớn lên một chút lo chạy rật rật theo gái, lấy vợ thì bị vợ con quay như chong chóng lấy quái gì lo nổi mẹ cha, có thương thì cũng "lực bất tòng tâm", làm cho cha mẹ đỡ lo là mừng lắm rồi. Thời buổi bây giờ đã khác nhiều, phụ nữ thoải mái tự do hơn, ngay ở trong nước và nhất là ở xứ người, nhưng với người mình rồi cũng na ná như xưa chỉ khác nhau về mức độ, nên chi khi mần ông ngoại thì hình như cái hành xử với con gái và cháu tuy khác chút hình thức, tiểu tiết nhưng cái tình xem ra cũng như ông ngoại ngày xưa.
Giờ thì đa số bạn bè đã mần ông ngoại, nhớ cách đây 6 năm lần đầu mần ông ngoại, một cảm giác vừa bồi hồi vừa ngượng ngập, trời đất, ông ngoại quái gì mà vẫn còn mơ với mộng, tình với tự, ăn với nhậu, gặp ai đẹp cũng muốn rước về mần bà ngoại nhỏ. Dần cũng quen bây giờ 3 đứa rồi bắt đầu "tự thị", độ 4 năm trước thằng bạn ở quê nhà hớn hở báo tin, tau vừa có cháu ngoại, liền cười hehe, vậy mà cũng khoe cháu tau sắp vô đại học, làm hắn hết hồn, rồi thì "cười người hôm trước hôm sau người cười", có lão bạn mới quen cùng độ tuổi nghe vậy cười ruồi, cháu tui sắp lấy vợ, mình thì nói chơi mà lão nầy luôn nghiêm túc coi bộ nói thiệt, đành chịu thua, độ chừng lão nầy chắc phải lấy vợ lúc 17 tuổi. Cách đây 1 năm có lão bạn tận xứ Nam Cực(Úc) hớn hở khoe, tui mần ôn ngoại rồi, lão Cực nầy là nhà Toán học, thương cháu đến mức mới 6 tháng khoe đang dạy cháu mần Toán, kiểu nầy là lão nói dóc quê mình còn gọi là nói phách tấu, dạy, có mà dạy lão đếm ngày mấy cái tả còn chưa xong; chưa hết khi cháu lão 9 tháng, một lần lão phàn nàn bà ngoại gì đó hơi to tiếng con bé binh bà ngoại xông tới đá lão “te tua” khiến lão phải la làng nhờ bác sĩ tâm lý giải thích "vì răng, vì răng mà hắn khôn rứa"(sic), lão khoe cháu thật khéo. Có lão bạn chủ một tiệm Bún bò Huế khá tài hoa đàn ca, thơ văn rành rẽ, thấy bạn bè có cháu ngoại lão bực bội lắm, thua kém bạn bè bực cũng phải, lão ta quên là dễ chi có cháu ngọai, vừa rồi đã có cháu ngoại trai lão cưng lắm, chỉ mới 6 tháng là lão khoe dạy cháu đàn, hát, ngâm thơ, lại còn thường vọc chim mong cho "hoành tráng" sau nầy gái mê tới chỉ, lão nầy cưng cháu hơi quá quắt. Thì ra khi mới mần ông ngoại ai rồi cũng có những biểu hiện rất lạ lùng thú vị.
Chẳng biết mần ông ngoại vui hay rầu vì thấy mình già, nhưng đến một tuổi ai cũng mong có cháu, có ông anh và mấy đứa bạn con cái đã lớn, ở xứ người quan niệm sống cấp tiến con gái mãi chưa chịu lấy chồng, trai thì chưa lấy vợ, tuổi đã lớn thấy bạn bè con cháu đầy đàn mình hiu quạnh cũng xót thân, bởi mới nói dễ chi mần ông ngoại. Nhưng vậy cũng đỡ, sớm muộn rồi cũng có, còn có mấy thằng bạn thấy mà thương. Có thằng rong chơi suốt, dự sinh nhật rồi đám cưới con bạn bè không biết bao nhiêu lần, một ngày sực hoảng hốt lấy vợ muộn đến giờ đã 60 con gái đầu mới 13, đứa út mới…nửa tuổi, có lần ngậm ngùi, nếu được làm ông ngoại lúc đó đã là hơn 7 bó, lên chức ông ngoại quá muộn, như thể thời xưa ông lão 70 mới đi thi Hương. Vậy cũng còn an ủi, có những đứa bạn chỉ có con trai khó hy vọng được làm ông ngoại, nên chi mới có chuyện đùa, một đứa nọ khuyên đứa kia, ngày mai mi lấy thêm vợ, ráng mần răng đẻ con gái, độ chừng 23 năm sau mi có cháu ngoại, lúc đó mi “vưỡn” chưa tới 90 nếu còn sống, làm lão kia tức nghiến răng trèo trẹo.
Mần ông ngoại vui hơn mần ông nội. Con gái thường lấy chồng sớm hơn con trai lại thường không ở chung nhà nên ông ngoại nghe ra vẫn còn “trẻ”, còn mần ông nội là quá già rồi, ngoài thằng con nối dõi tông đường nay thêm đứa cháu, đã có một lại thêm dự trữ, ông nội xem như vào…dĩ vãng, có muốn yêu đời yêu người cũng không còn hứng. Dẫu vậy nói gì thì mần ông ngoại vẫn có vui buồn lẫn lộn. Vui, nhìn cháu chạy loăng quăng, nói ríu rít cũng vui. Buồn, thì còn nắng mà đã là nắng xế hỏi không buồn à. Ngày cuối tuần nhìn cái nắng nhạt dần chiều cuối Hạ chợt nhớ về quê ngoại xưa với những hình ảnh còn rõ nét những ngày nào về quê ngoại, con đường làng rợp bóng tre mặt đường lao xao bóng lá, hàng chè tàu ngỏ vào nhà ngoại, căn nhà gỗ ba gian hai chái lợp ngói âm dương, sân gạch chói lòa ánh nắng, tiếng chim kêu ríu rít trong những chiếc lồng treo trước mái hiên, dáng ông ngoại to cao cười tươi cúi xuống ôm cháu, căn nhà thoảng mùi thuốc Bắc... và những ngày thật sung sướng. Nhớ và buồn biết bao khi ở xứ người những ông ngoại bà ngoại sẽ không bao giờ còn có được một miền quê để cho cháu được về quê ngoại./.