LE NHAQUE !


Cái đặc sắc của người nhà quê Việt Nam đậm đặc đến nỗi, để gọi họ, người Pháp đã đưa vào Từ điển tiếng Pháp một từ mới: Le Nhaque!

Ở Việt Nam, trước khi được khai sáng, không có thành thị.

Các Trung tâm Tài chính Kinh tế - Văn hóa Giáo dục của cả một vùng, thường được gọi sang trọng hơn Tổng, hơn làng xã bằng một từ: Nơi Kẻ Chợ - Một cái chợ lớn họp một hay nhiều phiên một tháng.

Hà Nội, Huế được gọi cao nhất: Đất Kinh kỳ. Sài Gòn cũng chỉ được gọi là Đô Thành, thành phố từng thủ phủ chế một độ cũng chỉ có tuổi trên 300 năm, và cũng chỉ trở thành thành phố Công nghiệp không nhiều năm trước.

Hải Phòng, nơi hình thành giai cấp công nhân cũng chỉ bé tẹo và còn mới mẻ lắm.

Tất nhiên, như vậy thì Người Việt mới chỉ có Người Kinh Kỳ, người Kẻ Chợ, và người thành phố thì mới đây mới xuất hiện. Và tất nhiên, chiếm số ít.

Còn lại, toàn Le Nhaque!

Thực chất, cái phần lớn nhỏ Nhaque đang ngự trị trong mỗi con người Việt hiện đại đang chi phối cách sống, cách kiếm tiền, cách nuôi dạy con cái và cư xử với đồng loại. Còn lâu lắm người Việt mới có tầng lớp quý tộc, mặc dù để trở thành quý tộc, nếu chỉ quy tiêu chuẩn là tiền bạc và bằng cấp thì quá nhiều người thừa.

Vì vậy, cái hậm hực mang đầy tính khinh khi kiêu bạc của người Kinh Kỳ Kẻ Chợ (Một hay vài đời) với người nhaque và chiều ngược lại mang đầy tính GATO trong thèm muốn được trở thành đối thủ (Qua một hay vài đời) của Le Nhaque với người phố thị, theo tôi: Còn lâu mới chấm dứt.
Le Nhaque, có cái gì mà đặc sắc vậy:


- Họ là người của làng xã, của dòng họ. Với họ thì, Ông lý trưởng là đại quan, ông trưởng họ là đại nhân, lũy tre làng là nhà, con gà con chó là thành viên gia đình… và họ là anh hùng nhất khoảnh ruộng cạnh dốc mông nhà họ.

- Kiêu căng một cách dốt nát, khoe khoang một cách nghèo nàn, tư túi hèn hạ, thù thì vặt mà nhớ thì dai…ước mơ bé tẹo, hiện thực thì bế tắc, quá khứ toát mồ hôi.

Gia ơn được tý thì ghi nhớ suốt đời, cho người ta tý thì khoe khoang tùm lum, ăn của người ta thì ráo mép là chửi…tính vô ơn cao vòi vọi. Khỏi vòng cong đuôi, nhờ người trăm vạn thì quên, người nhờ chút việc thì rêu rao khó dễ. Trái ý một tý thì chửi, mất tý sỹ diện hão thì thù, mất tý của là bạn thành giặc.

- Và trên nữa là cái tính hèn: Chả muốn ai hơn mình. Ai hơn tý là tìm băng tìm đảng, kéo bè kéo cánh nói xấu, vu oan giá họa. Lòng vẩn vơ chỉ muốn san bằng tất cả, làm lại từ con số 0 cho ta được bằng người!

- AQ hạng nhất: thằng bạn có hơn ta thì còn hèn hơn khối thằng khác, Ông chủ hơn ta thì vợ nó có bồ, mày tốt không bằng phân bắc, cộng sự tốt mấy cũng kém ông sếp, người luôn được mặc định tốt không chữa được.

Những tính cách xấu đó của Le Nhaque Việt, thực ra cũng giống như bất kỳ người Nông dân ở bất kỳ đâu, nhưng cái lạ là cũng đang hiển hiện đầy ra ở các tầng lớp được coi như là trên ở xã hội Việt hiện đại, mà còn tệ bạc hơn nhiều, nó khốn nạn một cách có học đòi.

Nhưng chỉ có vậy thì không hình thành cái đặc sắc của Le Nhaque Việt được, mà còn đầy đức tính tốt đẹp:

- Chịu thương chịu khó số một; vợ chồng ăn ở lấy đức làm đầu; con cái đa phần hiếu đễ; người họ người hàng nghiêm chuẩn…

- Nhiều cải tiến để áp dụng được mọi thứ học được, nhưng không nhiều phát minh, chưa thấy sáng kiến lớn nào được ghi nhận;

- Tình làng nghĩa xóm nồng nàn, tiếc thay lại kèm theo luôn cái tính: Ở với người lạ thì bênh nhau, với người nhà thì lại bới móc, chành chọe cắn xé đau lòng nhau. Câu tục ngũ Nhục vì bạn Khốn nạn vì đồng hương chưa sai.

- Cần cù, chịu khổ đến cam phận, và mọi mong ước đều dành cho tương lai, cho con cho cháu cả. Hy sinh đời bố củng cố đời con.

- Và đức tính tốt nhất lại là chịu nhịn, nhịn đến nhục. Mấy thằng chả chịu nhịn, chả chịu nhục thì lại bị coi như, ví như thằng giặc;

Hay là hèn quá nên chỉ thích khen và tự khen. Mãi mới học được câu khẩu hiệu Tàu khựa Phê và tự phê, nhưng có ai làm theo đâu.

Ôi, Le Nhaque.

Trong tâm tưởng của mình, tôi là một thằng Le Nhaque!


Le Nhaque ăn:


Cái ăn của Le Nhaque cũng khác. Nó khác từ thành phần thức ăn, cách xử lý thức ăn cho tới cách ăn, và cuối cùng là rất khác về thói quen ăn, uống.

Thức ăn của xứ nông nghiệp chắc chắn chủ yếu từ những vật phẩm của quá trình săn bắn hái lượm trồng cấy nuôi chăm, được sơ chế và xử lý ngay. Ít món tẩm ướp cầu kỳ.

Điển hình cho văn hóa ăn: Bắt được con gì, hái được cái rau gì cũng bỏ ngay vào nồi, là cái nồi lẩu mắm.

Bắt được con cua, con ốc, con lươn ư – cho vào nồi lẩu;

Con bò, con heo loanh quanh ở đấy ư – xẻo miếng cho vào nồi lẩu;

Con tôm, con tép ư – cho vào nồi lẩu;

Nhiều thịt rồi đấy, vặt rau xanh cho vào nồi lẩu: Trên bờ dưới ruộng có gì hái nấy, nào thì Bông súng, ngó sen; rồi thì điên điển, so đũa; nào thì rau sam rau rệu; cà tím cà chua. Quốc rau: muống chen với khoai lang khoai sọ…

Tóm lại là: Lẩu nấu với mắm cá, là thứ do trúng mùa dư cá, ủ muối lên lấy nước dùng dần dần tạo ra một thứ thức ăn đặc sắc hạng nhất, không đâu có được.

Lạy giời, thiên nhiên Việt ưu đãi đất đai: Chưa ô nhiễm lắm cho nên con gì, cây gì nhởn nhơ quanh ta cũng dùng để làm thức ăn được. Với cái đà sử dụng thuốc bảo vệ ( hay làm hại thì đúng hơn ) thực vật, dư lượng kháng sinh và ô nhiễm vô tội vạ như thế này, vài năm nữa bố ai dám ăn cây nhà lá vườn nữa, lại chui vào siêu thị mua cây con rau cỏ sạch rởm thôi!

Và Le Nhaque ăn sạch sành sanh:

Con mèo, con chó bạn thân thiết; con trâu con bò chiến hữu cầy cấy; con giun con dế hiền lành; con hổ con báo ác độc… Ăn tất;

Tôm cua ốc ếch, baba kỳ đà cá sấu. Đồ rừng ăn hết, đồ biển ăn hết.

Con gì bốn chân úp xuống đất: Ăn; con gì ngửa hai chân lên giời: Cũng ăn. Một chân: Ăn; trăm chân: Xơi….

Và rau thì: Cây lá gì mà Con sâu con kiến ăn được thì người ăn được; con bò con lợn ăn được thì người ăn được… và đói quá thì mọi thứ rau cỏ gì cũng được quy thành nam dược, chữa được cả bệnh – cữ gì mà không ăn!

Thôi thôi, cái ăn vô biên…







Từ nguồn thu thực phẩm vô tội vạ đó, suy ta cái cách xử lý thức ăn cũng vô tư dễ dàng: Ăn sống sít là chủ yếu, luộc là chủ yếu; nướng là chủ yếu. Hay để dành như kho, như muối dưa ăn dần.

Các món xào, món trộn, món nem đơn điệu… liệt kê được chút là hết vốn.

Món nổi tiếng nhất của Bắc Việt: Nem rán cũng chỉ có một kiểu, kiểu hổ lốn đã được chọn lọc.

Thiếu hẳn các món tẩm ướp hương liệu như của Tàu, tẩm ướp rượu phô mai của Tây, cầu kỳ sạch sẽ như của Nhật…

Và gần thôi, thua xa độ đặc sắc của tẩm ướp như của Ấn, của Mã, của Indo.

Còn cách ăn, Le Nhaque ăn quê một cục: Gặm, nhấm, đớp, nuốt trực tiếp, cái đũa để gắp, cái thìa để xúc. Bí lên rồi thì dùng tay không. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ rất ít, cứ nhìn vào bếp của một ông bà quý tộc rởm nào cũng thấy đủ cả xiên, dao, thìa nĩa…mà có khi mấy năm chả dùng tới.

Đi ăn tiệc, thì mặc áo phông diện tông Lào.

Đi đám cưới thì dúm dó tìm bàn có người quen ngồi cười hỉ hả cho dễ.

Đi ăn búp-phê thì nhặt dưa hấu ăn no cho chắc dạ! Lấy một đống thức ăn rồi bỏ mứa, thấy ai nhặt gì thì xúc đấy…

Và một cái nữa, thật xấu: Ăn là phải nhai chóp chép, vừa ăn vừa xuỵt xoạt hít hà… Và ăn há mồm chọp chẹp như nà con nợn hốc cám, đá cái thì năn nông nốc.

Giời ạh!!!

Về thói quen ăn uống:

Ăn rất nhanh để còn đi làm lụng, vừa vào bữa cỗ, nhìn ra đã thấy một ông gác đũa quẹt mỏ. Nuốt là chính chỉ ăn nhậu gì, còn đi làm, nhanh còn đi làm. Khổ thế đấy.

Ăn nhiều mà không tinh: Cái gì thích thì ăn guếc liệc, ghét thì gẩy gẩy bỏ đó.

Ăn cái quen, lạ bỏ: Rau muống xào tỏi thì ăn, bó xôi xào thịt bò thì rón rén.

Đặc biệt xấu: Đi đâu cũng mong về nhà, món ăn 100 USD cũng không bằng rau muống quả cà nhà ta. Được mời rau dưa thì sung sướng, được thết bít tết thì chửi, mm cho ông miếng thịt to quá, bố nhai suýt nghẹn nuốt mãi không trôi.

Ôi, Le nhaque ăn!

Ăn thế thì làm sao mà ruột chẳng dài, ăn nhiều ị đống cứt to mà sao người vẫn bé tẹo bé teo, cầu thủ chạy được 30 phút đã hết hơi, chồng xơi vài bữa đã chán vợ, vợ xơi vài bữa đã thở dài. Và các thế hệ sau còn mi nhon đến bao giờ.

Chả trách, có một cô ti to đã thành Thủy tóp (Đã to, mà lại tóp); một cô mồm vẩu, chân dài, vô học đã thành biểu tượng hoa hậu của Phụ nữ ngày nay.

Cuối cùng: Ăn thế làm gì mà chả mười nhân chín trĩ, dạ dày dạ mỏng đại tràng liên miên, tối uống bia đằng mồm sáng ra đi đái đằng đít!


Le Nhaque nói:

Lập thân trước hết phải lập ngôn. Ăn to, nói lớn luôn được nhìn nhận là ưu điểm của người chính trực, từ đó Le Nhaque phát triển thành ra là : đã đại nhân là phải có khẩu khí danh chính ngôn thuận, xuất ngôn cả làng sợ, nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy. Người càng trưởng thành thì ngôn từ càng phát triển toàn diện lên theo. Tiếc thay, song song lại là sự phát triển lệch lạc; tới độ ăn tục nói phét tràn lan và đã tệ đến độ đẳng cấp đại ca tức là ăn tục chửi bậy. Ăn tục nói phét đến mức đã sinh ra một động từ đặc trưng: Chém gió!

Điển hình là ở các quán nhậu, gió đã bị chém chết sạch, đến mức đáng ngượng.

Kể ra thì nhất Thanh nhị Hình cũng đúng thôi. Cấu hình người ngợm ngon lành, hình ảnh đẹp đi kèm với bộ loa phát thanh trầm bổng du dương là ước mơ thường thôi mà mấy ai toàn bích. Ai lại sài đồ áo - mũ - kính - bút hoàng tá tràng như Lê thị Chi Chi mà cất giọng nói thì nghe nản quá, nó giống giọng quan hoạn. Quan hoạn thì chẳng sao cả, nhưng mà ai có cái giọng éo éo chả ra đàn ông, không giống đàn bà thường hay bị đánh đồng với thằng ức chế sinh lý tợn, tức là thằng chuyên gia xúc xiểm thầm thì hại nhân.

Cách nói của Le Nhaque cũng hay, tránh trực diện, thích nói bóng nói gió, dễ thấy ở mấy anh giai Bắc kỳ. Đặc biệt, cách này lại trội ở số đông người Huế, người Hà Nội. Các anh chị ấy tự hào là người Kinh kỳ, nên ăn nói thầm thì quan trọng. Tưởng là hay lắm đấy, nhưng liệu có khi nào giọng nói, cách nói này lại là tàn dư của bọn người nô bộc hầu điếu, bọn lính lác phục vụ vua quan (cái thành phần hầu hạ này có khi chiếm tới 99,9 % dân số kinh thành): Không dám nói to, nói thẳng vì là người ăn kẻ ở, sợ bị phạt!. Cứ thế phát huy truyền đời, đến giờ ai nói thẳng, nói thật (Đẳng cấp đầu tiên của các loại Ông chủ, the Boss) mà còn tồn tại trong Cơ quan NN thì đời đời là DV loại hai, công dân hạng bét, chết với mấy thằng công lông còn lại.

Nội dung nói của Le Nhaque cũng chẳng có gì mới: Toàn ăn vay ăn mượn thông tin để buôn, hết của báo chí thì của thằng bạn, hết lời bố dạy thì của bác tao nói…Không phải do đọc sách thì do tra mạng gú gồ! Cấm thấy ai có tý chính kiến, chủ kiến. Ai nghĩ ra được chút gì là lạ thì dương dương tự đắc một đời, đôi khi còn tự xưng nhà văn, nhà báo, nhà điêu khắc… TS, các-vi-dít giới thiệu nhiều nhà thế thì đáng để in là chung cư nghệ thuật này nọ cho sang.

Lù má, không chửi không được! Đông nghịt vỉa hè, là lũ Le nhaque thật/ quý-sờ-toọc-đểu gác chân lên ghế uống thứ cà phê cũng đểu nốt, mốt là cầm theo cái Ai bát 123 gì đấy. Đầu tiên tra xem mạng có gì để chém gió buôn bom, sau nữa là chơi line! Chơi Bi don don bi dòn dòn qua mạng. Giời ạh!

Thử tìm xem trong bất cứ cuộc trò chuyện, nhậu nhẹt nhan nhản nào được vài câu như: Tao vừa ở chỗ XYZ về, có cái này hay, cái kia dở; hoặc: Vừa làm cái này cái kia – được cái lọ, mất cái chai; hay là chỉ toàn những câu chuyện thì thầm cũ rích nhàm chán: con kia lông tay thế kia thì Alanh đầy lông nhể; thằng kia mặc đẹp nhưng đíu bằng thằng hàng xóm nhà tao, nó còn đẹp hơn…hoặc là nhăng nhố về chuyện sex, về chuyện cặp bịch ôm bồ của người khác.




Chuyện tám toàn chuyện tày giời của người khác tạo ra một lớp người thọc mạch, tạo scandal giả tạo, và dương dương tự đắc hại nhân. Buồn thay, nếu công nghệ thông tin báo chí có thể tạo ra thứ quyền lực, thì lũ người này tạo ra thứ hạ bệ. Chúng bôi nhọ bất cứ thứ gì chúng thấy lạ lẫm, bất cứ thứ gì chúng chưa gặp đều là vớ vỉn, bất cứ ai có gì hay hay một chút là đưa vào đối tượng dèm pha dè bỉu…
Ai khác ý tý thì tranh cãi quyết liệt. Tranh luận để biết thắng thua, để bổ sung thêm kiến thức và biết mình hổng chỗ nào, có cái gì và hiểu ra những điều chưa biết rộng mênh mông thì là tranh luận dương tính, tranh luận tốt, có ích. Còn tranh luận thắng lấy được, phủ nhận lấy được, bịa thông tin, tự đặt ra luật, a dua a tòng bè đảng để thỏa mãn cái hèn hạ của mình lấy được, tôi xếp vào tranh luận âm tính, tranh luận xấu, có hại. Và là cuộc tranh luận mất bạn, mất bè, mất nhân tính, rất dễ xảy ra ngôn xuất quyền ra vỡ đầu vỡ mặt.

Cách xử lý khi thắng thua trong tranh luận của Le Nhaque cũng hay: Chưa thấy nhiều người nhận mình dốt mình kém , mà chỉ toàn thấy người nói: Ừ, thì tao thua nhưng mày/chúng nó cũng có gì tốt đâu, cũng ăn đàng mồm ị đàng đít, cũng thối hoắc à. Và thế là tự đắc, hôm nay tao cho thằng ABCGF một trận sợ vỡ mật, đừng tưởng hay mà láo với tao là không được. Hỏi: Mày làm gì nó ghê thế? Trả lời: Tao lăn ra đất rạch mặt ăn vạ, tao lè lưỡi tát vào mông nó, tao ngậm cứt phun vào mặt nó… nó sợ quá, chạy mất dép rồi !!!!!!!!!

Chân ngôn thì ít mà Ngoa ngôn thì nhiều. Chả hiểu cái cách ngoa ngôn truyền từ đời nào mà ai có tý hoạt ngôn là kèm ngoa ngôn. Xảo ngôn, điêu toa trong ăn nói, nếu trên sân khấu thì gọi là hài kịch, còn trong đời thường lại đẫm tính bi.

Lộng ngôn tuyên bố cũng là thứ xấu: Biết một thì nói năm, biết ba thì nói bẩy. Học lớp một khai lớp bốn còn được, nhưng thường thì học lớp hai khai tiến sỹ! Ăn nói như đúng rồi.

Thời nay, tìm một Le Nhaque xịn, chân chất thật thà hiếm quá, những người chuyên chiêm nghiệm đã lùi đi đâu rồi, những nhà hùng biện chủ thuyết vắng bóng, nhưng đại nhân ăn nói bặt thiệp trở thành lép vế. Thời đại kim tiền kèm theo bỗ bã chửi rủa, khi mà cuộc chơi nào cũng đầy cay cú ăn thua, thì đất nào dành cho lời hay ý đẹp. Liệu có còn cái lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau nữa không nhỉ. Mà kể ra, cái cách lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau này cũng là một thứ chết tiệt, nó làm cho con người ta không dám nói thẳng với nhau: Anh Sếp, cúc quần chưa đóng để anh sếp còn sửa, cứ vòng vo, xấu hổ bỏ xừ.

Tuy nhiên, đặc tính tốt số một của Le Nhaque đường nhựa Khéo ăn khéo nói thì hay. Nó tránh được cái thảm cảnh: "Lời nói đọi máu" nguyên do ăn nói ngu dốt, hý ngôn đùa cợt quá đà gây ra.

Là một Le Nhaque điển hình nên ít nhiều bản thân cũng mang các tính xấu này, như thường!


Tác giả: Không rõ.
Sưu tầm trên internet.